Với giải Câu hỏi 8 trang 116 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide
Câu hỏi 8 trang 116 Hóa học 10: Nước muối sinh lí thường chia làm 2 loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
Phương pháp giải:
a) Tiêm truyền tĩnh mạch là tiêm vào bên trong mạch máu, tiêm vào bên trong cơ thể => Cần phải vô trùng tuyệt đối
b) Nước muối sinh lí = Nước + Muối
- Nước: Dung mỗi hòa tan muối là nước tinh khiết
- Muối: Chỉ thành phần hòa tan trong dunng dịch là muối NaCl
Lời giải:
a)
- Nước muối sinh lí dùng để tiêm truyền tĩnh mạch cần phải vô trùng tuyệt đối và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Vì nước muối này được tiêm vào mạch máu, tiêm vào bên trong cơ thể người. Do đó cần phải vô trùng hết sức nghiêm ngặt
- Còn nước muối để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương (không đưa vào bên trong cơ thể người) thường để loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn nên không cần vô trùng tuyệt đối
b) Nước muối sinh lí = Nước + Muối
- 1L nước cất tương đương với 1 kg
- Vì nồng độ muối thấp nên có thể coi 1L dung dịch muối = 1 kg = 1000g
=> Khối lượng muối = 9 gam
Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần 9 gam muối ăn
Lý thuyết Muối halide
1. Tính tan
Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước, trừ một số muối không tan silver chloride, silver bromide, silver iodide và một số muối ít tan như lead chloride, lead bromide.
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng trao đổi
NaF + AgNO3 Không xảy ra
NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl (kết tủa trắng)
NaBr + AgNO3 NaNO3 + AgBr (kết tủa vàng nhạt)
NaI + AgNO3 NaNO3 + AgI (kết tủa màu vàng)
Như vậy, có thể dùng dung dịch silver nitrate (AgNO3) để phân biệt các ion halide.
b) Tính khử của ion halide
Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, còn sodium iodide có thể khử được sulfuric acid đặc thành hydrogen sulfide.
2NaBr + 3H2SO4 2NaHSO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
8NaI + 9H2SO4 8NaHSO4 + 4I2 + H2S + 4H2O
Trong điều kiện như trên, NaCl chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành hydrogen chloride.
Nhận xét: Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự Cl- < Br- < I-.
3. Muối ăn
a) Vai trò của muối ăn
Trong cơ thể sống, muối ăn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải, truyền dẫn xung điện thần kinh, trao đổi chất, …
Trong đời sống, muối ăn được dùng sản xuất nước muối sinh lí, nước nhỏ mắt, dịch tiêm truyền tĩnh mạch, …
Trong công nghiệp, muối ăn là nguyên liệu để sản xuất xút, chlorine, nước Javel, …
b) Tinh chế muối ăn
Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển bằng phương pháp kết tinh nhờ quá trình làm bay hơi nước biển dưới sức nóng của Mặt Trời.
Chú ý: Để đạt được độ tinh khiết làm thức ăn cho con người, muối ăn thô cần được kết tinh lại. Trong y học, muối ăn được sử dụng có độ tinh khiết rất cao, do đó cần kết tinh lại nhiều lần.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 113 Hóa học 10: Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide