20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Phần 1. Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Câu 1. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Địa lí mang tính chất tổng hợp.

B. Chỉ được học ở trung học cơ sở.

C. Mang tính độc lập và khác biệt.

D. Được học ở tất cả các cấp học.

Đáp án: A

Giải thích: Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...

Câu 2. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?

A. Môn Địa lí có tính tích hợp.

B. Là nhóm môn khoa học xã hội.

C. Chuyên nghiên cứu về trái đất.

D. Bao gồm ba mạch địa lí chính.

Đáp án: C

Giải thích:

Một số đặc điểm của môn Địa lí

- Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

- Gồm ba mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.

- Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.

Câu 3. Địa lí học gồm có

A. kinh tế đô thị và địa chất học.

B. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.

C. địa lí tự nhiên và bản đồ học.

D. bản đồ học và kinh tế - xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.

Câu 4. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là

A. môi trường, tài nguyên.

B. khí hậu học, địa chất.

C. dân số học, đô thị học.

D. nông nghiệp, du lịch.

Đáp án: D

Giải thích: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lich,...).

Câu 5. Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học

A. thu hẹp.

B. nghèo nàn.

C. phong phú.

D. hạn chế.

Đáp án: C

Giải thích: Học Địa lí sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.

Câu 6. Môn Địa lí được học ở

A. tất cả các cấp học phổ thông.

B. cấp tiểu học, trung học cơ sở.

C. tất cả các môn học ở tiểu học.

D. cấp trung học, chuyển nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

Câu 7. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là

A. nông nghiệp, du lịch.

B. khí hậu học, địa chất.

C. dân số học, đô thị học.

D. môi trường, tài nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học,...).

Câu 8. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.

C. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

D. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.

Đáp án: C

Giải thích: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trên thực tế, môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?

A. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.

B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.

C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.

D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).

Đáp án: B

Giải thích:

Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.

- Tích hợp giữa các kiến thức ĐLTN, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng bài học.

- Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.

- Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai,…

- Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, có tính tích hợp cao.

Câu 10. Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?

A. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.

B. Dịch vụ, khí hậu học.

C. Du lịch, địa chất học.

D. Thương mại, tài chính.

Đáp án: D

Giải thích: Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.

Câu 11. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về

A. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.

C. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

D. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích: Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

Câu 12. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

B. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

C. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Đáp án: D

Giải thích: Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan, đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.

Câu 13. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Kĩ sư trắc địa.

B. Quản lí đất đai.

C. Quản lí xã hội.

D. Điều tra địa chất.

Đáp án: B

Giải thích: Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,...

Câu 14. Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.

B. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.

C. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống

- Cung cấp kiến thức cơ bản để các em hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.

- Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.

- Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

- Giúp học sinh hình thành các kĩ năng, sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê,... để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Câu 15. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về

A. khoa học vũ trụ.

B. khoa học tự nhiên.

C. khoa học xã hội.

D. khoa học địa lí.

Đáp án: D

Giải thích: Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo cơ sở vững chắc để các em tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan, đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

1. Đặc điểm, vai trò môn địa lí ở trường phổ thông

a. Đặc điểm

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội

- Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội

- Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…

b. Vai trò

- Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường

Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Kiến thức Địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú

+ Địa lí tự nhiên: Các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề khí tượng

+ Địa lí kinh tế xã hội: Kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, các ngành liên quan đến dân số, xã hội

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề hướng dẫn viên du lịch

+ Địa lí tổng hợp: Giáo viên, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề giáo viên

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá