Giải SGK Địa lí 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

8.5 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 1 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức

1. Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông

Giải Địa lí 10 trang 6

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

- Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Cho biết vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1 (Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông).

Trả lời:

- Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí:

+ Thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

+ Môn học mang tính tổng hợp, gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

+ Có mối liên quan với các môn học khác (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử,…).

- Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:

+ Giúp chúng ta có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống.

+ Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông.

+ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.

+ Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú.

+ Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

+ Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống.

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết kiến thức địa lí hỗ trợ cho những ngành nghề nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 SGK để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Kiến thức địa lí hỗ trợ cho những ngành nghề:

- Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng,…),…

- Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, ngành liên quan đến dân số, xã hội,…

- Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao,…

Luyện tập trang 6 Địa lí 10: Tại sao một trong những yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch phải hiểu biết về địa lí và lịch sử?

Phương pháp giải:

Liên hệ với kiến thức thực tế của bản thân.

Trả lời:

Hướng dẫn viên du lịch phải hiểu biết về địa lí và lịch sử vì:

Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là hướng dẫn các đoàn đi tham quan theo các tuyến và các điểm, phải giới thiệu về phong cảnh, điều kiện tự nhiên, con người, di tích danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, van hóa các vùng miền,...

=> Người hướng dẫn viên du lịch phải trang bị các kiến thức về địa lí và lịch sử để phục vụ nghề nghiệp của mình.

Vận dụng trang 6 Địa lí 10: Cho biết nghề nghiệp dự định trong tương lai của em. Môn Địa lí giúp ích gì cho nghề nghiệp đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ với nghề nghiệp dự định trong tương lai của bản thân em.

Trả lời:

- Nghề nghiệp dự định trong tương lai của em là giáo viên Địa lí.

- Môn Địa lí giúp em có những hiểu biết tổng hợp về khoa học địa lí, từ đó trở thành giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

1. Đặc điểm, vai trò môn địa lí ở trường phổ thông

a. Đặc điểm

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội

- Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội

- Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…

b. Vai trò

- Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường

Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Kiến thức Địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú

+ Địa lí tự nhiên: Các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề khí tượng

+ Địa lí kinh tế xã hội: Kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, các ngành liên quan đến dân số, xã hội

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề hướng dẫn viên du lịch

+ Địa lí tổng hợp: Giáo viên, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nghề giáo viên

Bài giảng Địa lí 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá