Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á – NĂM 2014
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực.
b) So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.
- Về số khách du lịch:
- Về chi tiêu của khách:
c) Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực, rồi điền vào bảng sau:
Phương pháp giải:
Kĩ năng vẽ, tính toán và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện số khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực
b) So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.
- Về số khách du lịch: Số lượng khách du lịch quốc tế năm 2014 của Đông Nam Á cao hơn Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á (97262 nghìn lượt người so với 93016 nghìn lượt người và 125966 nghìn lượt người).
- Về chi tiêu của khách: Chi tiêu của khách du lịch năm 2014 của Đông Nam Á thấp nhất (70578 triệu USD), tiếp đến là Tây Nam Á (94255 triệu USD) và khu vực Đông Á cao nhất (219931 triệu USD), cao gấp 3,1 lần Đông Nam Á; 2,3 lần Tây Nam Á.
c) Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực:Nhận xét:
- Bình quân chi tiêu của du khách cao nhất là ở Đông Á và gấp 2,4 lần so với Đông Nam Á và 1,7 lần so với Tây Nam Á.
- Trình độ dịch vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á thấp, còn nhiều hạn chế.
- Tây Nam Á du lịch chưa thực sự phát triển là do chiến tranh, nạn khủng bố, mất ổn định về chính trị. Đông Nam Á là khu vực giàu tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch còn hạn chế, những năm gần đây có sự bất ổn về chính trị,…
a) Chuyển các giá trị của biểu đồ vào bảng sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD)
b) Tính chỉ số tăng trưởng giá trị xuất khẩu của một số nước khu vực Đông Nam Á (năm 1990 có giá trị là 100%).
TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
c) Nhận xét và giải thích.
Phương pháp giải:
Kí năng khai thác biểu đồ, tính toán và nhận xét bảng số liệu.
Trả lời:
a)
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD)
b)
TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (%)
c) Nhận xét và giải thích
- Nước có chỉ số tăng trưởng giá trị xuất khẩu trung bình giai đoạn 1990 - 2014 cao nhất là: Việt Nam, thấp nhất là In-đô-nê-xi-a.
- Giải thích: In-đô-nê-xi-a là nước có giá trị tăng trưởng thấp vì khối lượng giá trị xuất khẩu tương đối lớn và giá trị xuất khẩu tăng chậm. Trong khi đó Việt Nam là nước có giá trị xuất khẩu thấp nhưng khối lượng hàng hóa tăng thêm qua các năm tương đối lớn nên có tốc độ tăng trưởng nhanh.