Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất

Tải xuống 10 5.4 K 47

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 29 + 30 + 31 + 32. CHỦ ĐỀ. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Ghi nhớ địa danh: Tên của 11 quốc gia Đông Nam Á

 - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế

 - Hiểu được mục tiêu của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.

 - Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong hiệp hội.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được các đặc trưng của khu vực Đông Nam Á.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh đặc trưng của khu vực Đông Nam Á và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là khu vực nào? Em có hiểu biết gì về khu vực này?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu được các đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

A. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

 - Đông Nam Á nằm ở ĐN của Châu Á,, là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô - trây - li - a, tiếp giáp với hai đại dương lớn (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

 - ĐNA bao gồm hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển với tổng diện tích 4, 5 triệu KM2, gồm 11 quốc gia và được chia ra làm hai bộ phận ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo

 - Ảnh hưởng:

 + Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế, phát triển tổng hợp kinh tế biển, nằm trong vùng nội chí tuyến thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn nên nền văn hóa đa dạng...

 + Khó khăn: Thiên tai

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ hành chính thế giới, hãy xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á? Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với phát triển kinh tế của Đông Nam Á?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên Đông Nam Á

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu khái quát về đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố

tự nhiên

ĐNA lục địa

ĐNA biển đảo

 

Địa hình

 - Đồi núi chiếm 60 % diện tích, bị chia cắt mạnh

 - Có nhiều ĐB lớn

 - ít ĐB, nhiều đồi núi trong đó có nhiều núi lửa

 

Sông ngòi

Mạng lưới song ngòi dày đặc với nhiều song lớn

Mạng lưới song ngòi dày đặc nhưng phần lớn là song nhỏ, ngắn, dốc

 

Đất đai

Đất phù sa, đất

ferarit ĐB là đất feralit trên đá badan (đất đỏ ba dan)

Đất đỏ badan màu mở, đất phù sa

 

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa theo mùa và theo độ cao

Nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

 

Khoáng sản

Giàu: Than, sắt, thiếc, dầu mỏ…

 (khoáng sản năng lượng và KL)

Giàu khoáng sản ĐB dầu mỏ, than, đồng, sắt, thiếc. (khoáng sản năng lượng và KL)

 

Rừng

Rừng nhiệt đới gió mùa

Rừng nhiệt đới và XĐ

 

Đánh giá chung:

 - Đông Nam Á là khu vực có nhiều thuận về tự nhiên: Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vn đa dạng; giàu khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp; có tài nguyên rừng phong phú, có tiềm năng lớn về thủy điện và nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển

 - Khó khăn: Thiên tai

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK và hình 11.1 kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

Yếu tố tự nhiên

ĐNA lục địa

ĐNA biển đảo

Địa hình

 

 

Sông ngòi

 

 

Đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Khoáng sản

 

 

Rừng

 

 

Đánh giá chung:

 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về Đông Nam Á lục địa. Đánh giá chung?

 + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về Đông Nam Á biển đảo. Đánh giá chung

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về dân cư và xã hội Đông Nam Á

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu được khái quát về đặc điểm dân cư và xã hội của Đông Nam Á.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Dân cư và xã hội

1. Dân cư:

 - Dân số đông

 - cơ cấu dân số trẻ.

 - Mật độ dân số cao, phân bố không đều

2. Xã hội:

 - Đa dân tộc, đa tôn giáo

 - Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

3. Ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế:

 - Thuận lợi:

 + Nguồn lao động dồi dào, TTTT rộng lớn

 + Nền văn hóa đa dạng

 - Khó khăn:

 dân số đông, chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định, gây khó khăn cho tạo việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Phân tích các đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về kinh tế của khu vực Đông Nam Á

  1. a) Mục đích:HS hiểu khái quát về cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế của Đông Nam Á.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

B. KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế

 + Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

 + Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau. Việt Nam là quốc gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ nhất.

 Nguyên nhân: Nguyên nhân cơ bản là do xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

II. Công nghiệp

 + Công nghiệp phát triển nhanh (dựa trên những thế mạnh sẵn có: tài nguyên, lao động, thị trường…, chính sách phát triển công nghiệp: Hầu hết các nước đang trong quá trình CNH - HĐH…)

 + Cơ cấu đa dạng gồm: phát triển mạnh các ngành:

 Cơ khí lăp ráp (Xingapo, Ma - lai - xi - a, Thái Lan, IN - đô - nê - xi - a, Việt Nam.)

 Công nghiệp khai khoáng: khai thác dầu khí (Bru - nay, IN - đô - nê - xi - a, Việt Nam, Ma - lai - xi - a.) Khai thác than, Khai thác các khoáng sản kim loại khác.

 công nghiệp dệt may, giày da, CB thực phẩm, các ngành tiểu thủ công nghiệp

 công nghiệp điện lực: sản lượng điện cao nhưng bình quân điện trên đầu người thì thấp (dân số đông)

III. Nông nghiệp

 - Trồng lúa nước

 + Là cây LT truyền thống, quan trọng nhất

 + Sản lượng lương thực ngày càng tăng, các nước

 đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực, nhiều nước trở thành nước XK gạo hang đầu thế giới (Việt Nam, Thái Lan)

 + Phân bố: Thái Lan, Việt Nam, In - đô - nê - xi - a.

 - Trồng cây công nghiệp

 + Các loại cây chính: Cao su (chiếm 80% diện tích và sản lượng cao su thế giới) trồng nhiều ở Thái Lan, Inđo, Malai, Việt Nam; cà phê, hồ tiêu (Việt Nam, inđô, mai lai, Thái Lan); cây lấy dầu (dừa), lấy sợi.

 + Chủ yếu để xuất khẩu

 - Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

 + Chăn nuôi: số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng vẫn chưa trở thành ngành chính (còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành NN)

 + Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: Là ngành truyền thống và đang phát triển ở khu vực.

 + Những nước phát triển mạnh: In - đô - nê - xi - a, Thái Lan, Phi - líp - pin, Ma - lai - xi - a, Việt Nam.

IV. Dịch vụ

 + Đang có xu hướng phát triển mạnh dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng…

 + Cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện

 + Xuất hiện nhiều ngành mới

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1: Dựa và H 11. 5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số các quốc gia Đông Nam Á? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?

 + Nhóm 2: Cho biết xu hướng phát triển công nghiệp của Đông Nam Á? Các ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á?

 + Nhóm 3: Trình bày tình hình phát triển của ngành dịch vụ? Dựa vào bảng 11 (SGK) tính bình quan mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở 3 khu vực: Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á

 + Nhóm 4: Trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở Đông Nam Á?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

  1. a) Mục đích:HS hiểu về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

C. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

1. Mục tiêu của ASEAN

Có ba mục tiêu chính:

 + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên.

 + Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.

 + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

 Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

 Mục tiêu ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định vì: Trên thực tế tình hình chính trị, xã hội ở nhiều nước ASEAN chưa ổn định điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia; ổn định là điều kiện để phát triển...

2. Cơ chế hợp tác:

+ Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, cácm hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

 + Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.

 + Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

II. Thách thức đối với ASEAN

 - Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều

 + Cao: Xin - ga - po.

 + Thấp: Lào, Cam - pu - chia, Việt Nam.

 - Vẫn còn tình trạng đói nghèo

 + Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.

 + Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.

 - Các vấn đề xã hội khác

 + Ô nhiễm môi trường.

 + Vấn đề tôn giáo, dân tộc.

 + Bạo loạn, khủng bố…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ SGK nêu các mục tiêu chủ yếu của ASEAN? Tại sao mục tiêu ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

 + Nhóm 2, 4: Dựa vào sơ đồ SGK, nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho các ví dụ cụ thể?

 + Nhóm 3, 6: Trình bày những thách thức của ASEAN

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do

A.khai thác không hợp lí và cháy rừng.                       

  1. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.
  2. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  3. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là

  1. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

  1. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
  2. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

  1. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại.
  2. Đất trồng đa dạng. D.Rừng ôn đới phổ biến.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

  1. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn.
  2. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.

C.Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu.           

  1. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động.

Câu 5: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do

  1. có diện tích rừng xích đạolớn.
  2. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa.
  3. địa hình chủ yếu là đồinúi.

D.nằm trong vành đai sinhkhoáng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Đông Nam Á?

  1. Dân cư đông và tăng nhanh.
  2. Mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều.
  3. Nguồn lao động rất dồi dào.

D.Dân cư phân bố đồng đều giữa các quốc gia.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với các quốc gia trong ASEAN hiện nay?

  1. Chú trọng việc bảo vệ môi trường.

B.Có trình độ phát triển giống nhau.

  1. Phong tục, tập quán có sự tương đồng.
  2. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia.

Câu 8: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để

  1. ổn định chính trị. B. phát triển du lịch.
  2. hội nhập quốc tế. D.hợp tác cùng phát triển.

Câu 9: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?

A.Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán.          

  1. Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.
  2. Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo.
  3. Sự năng động trong lối sống của dân cư.

Câu 10: Trở ngại thường xuyên của thiên nhiên Đông Nam Á đối với phát triển kinh tế là

A.lũ lụt, bão.                                                                     B. động đất, sóng thần.     

  1. lũ lụt, động đất. D. phân bố tài nguyên.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á đới với phát triển cây lúa nước và cây công nghiệp.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Đánh giá những điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển cây lúa nước và cây công nghiệp?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Thuận lợi:

 + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm

 + Địa hình với nhiều đồng bằng, đất phù sa màu mỡ phát triển cây lương thực, hoa màu.

 + Diện tích đất feralit đồi núi, đặc biệt là đất đỏ badan khá lớn phát triển cây công nghiệp lâu năm

 + Nguồn nước dồi dào

 + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 + Lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng lúa nước.

 - Khó khăn: động đất, núi lửa, sóng thần, bảo lụt, hạn hán, ảnh hưởng giá cả thị trường…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò:

  1. Tổng kết chủ đề:

 - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.         

  1. Củng cố, dặn dò:

 - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành nội dung thực hành.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Tìm hiểu về dân cư Oxtraylia

 + Gia tăng dân số.

 + Chất lượng dân cư.

Xem thêm
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Địa lí 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống