85 câu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 có đáp án 2023: Khu vực Đông Nam Á

Tải xuống 7 15.7 K 176

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 7 trang gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Bài 11 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 có đáp án: Khu vực Đông Nam Á:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA Lí LỚP 11

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 có đáp án: Khu vực Đông Nam Á - Phần 1 (ảnh 1)

 BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

A/ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Câu 1: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là?

A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

C. Lao động không cần cù, siêng năng.

D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.

Đáp án:

Các nước Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên phần lớn lao động có trình độ thấp, thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Đáp án:

Khu vực Đông Nam có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa màu mỡ, đất badan và freralit đồi núi), mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là?

A. Nghèo tài nguyên khoáng sản

B. Không có đồng bằng lớn

C. Lượng mưa quanh năm không đáng kể

D. Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai

Đáp án:

Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa…).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì?

A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.

C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Đáp án:

Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản -> thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Phát triển du lịch.

C. Ổn định chính trị.

D. Hội nhập kinh tế.

Đáp án:

Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,..)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa là?

A. Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi.

B. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.

C. Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ.

D. Núi thường thấp dưới 3000m.

Đáp án:

Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.

=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là :có nhiều núi lửa đang hoạt động

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án:

Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì?

A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Đáp án:

 Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương  Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai lục địa (Á –Âu và Ô-xtrây-li-a) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu?

A. Xích đạo.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Đáp án:

Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Đồi, núi và núi lửa.

D. Các thung lũng rộng.

Đáp án:

Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu là đồi, núi và núi lửa.      

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?

A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.

B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án:

Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn ở phương Đông và phườn Tây như: văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Âu, Mĩ; tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồ giáo.).

=> Điều này đã làm nên truyền thống văn hóa phong phú đa dạng ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

B. Plớn có khí hậu xích đạo.

C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ

Đáp án:

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:

- Địa hình: hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa  => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa => Nhận xét C đúng.

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.

=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A. Có dân số đông, mật độ dân số cao

B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng

C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%

D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế

Đáp án:

Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:

- Dân số đông, mật độ dân số cao

- Dân số trẻ

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng giảm (nhờ thực hiện các chính sách dân số)

=> Nhận xét: B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do?

A. Biển ngăn cách.

B. Phải phá nhiều rừng đặc dụng.

C. Không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

D. Các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

Đáp án:

Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam -> điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do?

A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.

B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh  từ phương Bắc xuống.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.

Đáp án:

-  Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa

- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông => tạo hành lang hút gió mạnh.

=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á

A. Mianma

B. Malaixia

C. Inđônêxia

D. Philippin

Câu 17: Bốn đồng bằng lớn ở Đông Nam Á lục địa được sắp xếp thứ từ Đông sang Tây như nào sau đây?

A. I-ra-oa-di, Mê-nam, Mê-công, sông Hong.

B. Mê-công, sông Hồng, Mê-nam, I-ra-oa-di.

C. Sông Hồng, Mê-công, Mê-nam, I-ra-oa-di.

D. Mê-nam, Mê-công, sông Hồng, I-ra-oa-di.

Câu 18: Địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lục địa của Đông Nam Á là

A. bồn địa.          

B. đồng bằng.

C. hoang mạc.

D. đồi núi.

Câu 19: Ngành sản xuất tồn tại rất lâu dời và pho biên ở Đông Nam Á là

A.  trồng lúa nước.           

B. trồng cây công nghiệp.

C. mộc Mĩ nghệ.

D. làm đồ trang sức.

Câu 20: Khu vực có gió mùa đông lạnh tác động ở Đông Nam A thuộc các nước

A. Thái Lan, Lào.

B. Cam-pu-chia, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.

D. Mi-an-ma, Việt Nam.

Câu 21: Chế độ mưa ở các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo diễn biến như thế nào sau đây?

A. Các nước lục địa mưa quanh năm, các nước hải đảo mưa theo mùa.

B. Các nước lục địa mưa theo mùa, các nước hdi đảo mưa quanh năm.

C. Cả khu vực Đông Nam Á mưa quanh năm.

D. Cả khu vực Đông Nam Á mưa theo mùa.

Câu 22: Các nước Đông Nam Á cần có sự hợp tác với nhau, để sử dụng hiệu quả tài nguyên nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới.

B. Đất đồng bằng              

C. Sông Mê-công, biển Đông.

D. Cao nguyên đất đỏ badan

Câu 23:  Khu vực Đông Nam Á có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa

A. Phi

B. Nam Mỹ

C. Bắc Mỹ

D. Ôx-trây-li-a

Câu 24: Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại đương nào?

A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

D.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Câu 25: Sông nào ở Đông Nam Á chảy qua năm quốc gia?

A. Mê Công.

B. Mê Nam.

C. Xa-lu-en.

D. I-ra-oa-di.

Câu 26:  Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu:

A. cận nhiệt đới, nhiệt đới.

B. nhiệt đới, xích đạo.

C. nhiệt đới gió mùa, xích đạo.

D. cận nhiệt đới, ôn đới.

Câu 27:  Khó khăn lớn nhất của dân số đông ở Đông Nam Á là

A. thu hút đầu tư nước ngoài.

B. tiêu thụ hàng hóa.

C. giải quyết việc làm.

D. cung cấp lao động cho các ngành kinh tế.

B/ KINH TẾ

Câu 1: Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là?

A. Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Đáp án:

Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là?

A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Khai thác thế mạnh về đất đai.

C. Thay thế cây lương thực.

D. Xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án:

Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là?

A. Chăn nuôi bò.

B. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

C. Khai thác và chế biến lâm sản.

D.Nuôi cừu để lấy lông.

Đáp án:

 Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

Đáp án:

Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:

-  Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa -> nhận xét: cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại là không chính xác.

=> Nhận xét A không đúng

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

=> Nhận xét B, C, D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

A. Liên doanh, liên kết với nước ngoài.

B. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.

C. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.

Đáp án:

Công nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động,

- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Tập trung phát triển các ngành truyền thống và hiện đại nhằm tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu.

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, …

=> Đầu tư phát triển các mặt hàng công nghệ cao không phải là hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á?

A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.

B. Số lượng gia súc khá lớn.

C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm

D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển.

Đáp án:

Các đặc điểm của ngành chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á:

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính => nhận xét A không đúng

- Số lượng gia súc khá lớn; trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều => nhận xét B, C đúng

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển => nhận xét  D đúng.

=> Đặc điểm “chăn nuôi đã trở thành ngành chính” là không đúng với ngành chăn nuôi Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.

Đáp án:

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là?

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Đáp án:

Công nghiệp các nước Đông Nam Á phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

Đáp án:

Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là?

A. Lúa mì.

B. Lúa nước.

C. Cà phê.

D. Cao su.

Đáp án:

Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là lúa nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do?

A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Đáp án:

Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên gần như quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, độ ẩm cao, lượng mưa lớn; đất badan màu mỡ (hình thành do sự nguội đi của các dòng macma phun trào bởi hoạt động núi lửa).

=> Khí hậu nóng ẩm và đất badan thích hợp cho sự phát triển của các loài cây công nghiệp nhiệt đới như cà phên, cao su, hồ tiêu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là?

A. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều.

B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng, có nhiều ngư trường.

D. Phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.

Đáp án:

Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) -> đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?

A. Ma-lay-si-a.

B. Thái Lan.

C. Việt Nam.

D. Xin-ga-po.

Đáp án:

Xin-ga-po có nhiểu điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển vận tải biển:

- Đây là một quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á, xung quanh được bao bọc bởi biển và đại dương, là điều kiện quan trọng cho phát triển giao thông vận tải biển.

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở gần đường xích đạo có khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường (giông bão) -> thuận lợi cho bến cảng hoạt động thông suốt quanh năm.

-  Sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên cũng là động lực lớn thúc đẩy Xin-ga-po phát triển ngành dịch vụ hàng hải. Phần lớn các mặt hàng thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu xây dựng…đều được vận chuyển thông qua cảng biển.

- Chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của dich vụ vận tải biển ở Xin-ga-po: nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cấp mở rộng cảng biển, áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình vận chuyển -> nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa.

=> Nhờ vậy, cảng Xin-ga-po đã phát triển trở thành cảng biển lớn thứ 2 thế giới (sau cảng Rốt-tec-đam – Hà Lan) và là cảng trung chuyển số 1 trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do?

A. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

B. Năng suất tăng lên nhanh chóng.

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.

Đáp án:

Hiện nay các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng. Do đó nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp (xây dựng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, mở rộng đô thị…).

- Mặt khác, trong ngành nông nghiệp nói riêng, cơ cấu cây trồng cũng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mang lại nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

=> Như vậy, diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là?

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Đáp án:

- Ở các nước Đông Nam Á, ngành chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: cơ sở thức ăn chủ yếu từ phụ phẩm ngành trồng trọt và các đồng cỏ tự nhiên -> không đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.

- Đồng thời, vốn đầu tư thấp nên cơ sở vật chất cho chăn nuôi (dịch vụ thú y, con giống, cơ sở chuồng trại, phương pháp chăn nuôi) chưa được đầu tư hiện đại, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả, chuồng trại hoặc nửa chuồng trại -> mang lại năng suất, chất lượng thấp.

=> Do vậy, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là?

A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.

B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.

C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.

D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án:

Các nước Đông Nam Á có lợi thế tiếp giáp với vùng biển rộng, có nhiều ngư trường lớn -> thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản. Tuy nhiên phần lớn ngư dân vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á có đời sống còn khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên năng suất thấp, chủ yếu đánh bắt ven bờ.

=> Chưa phát huy được hết lợi thế của tài nguyên hải sản vùng biển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch

A. từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

B. từ công nghiệp sang nông nghiệp và dịch vụ.

C. từ nông nghiệp và dịch vụ sang công nghiệp .

D. từ công nghiệp và dịch vụ sang nông nghiệp.

Câu 18: Đặc điểm đậm nét của nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á là

A. nền nông nghiệp nhiệt đới ẩm.

B.nền nông nghiệp cận nhiệt đới.

C. nền nông nghiệp ôn đới.

D. nền nông nghiệp nhiệt đới khô.

Câu 19: Điều kiện tự nhiên nào sau đây ở Đông Nam Á không phải là thế mạnh của nông nghiệp?

A. Sinh vật biển.   

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Đất phù sa và đất đỏ màu mỡ

D. Đồng cỏ chăn nuôi.

Câu 20: Cơ sở tự nhiên nào sau đây để Đông Nam Á chọn cây lúa gao làm cây lương thực chủ yếu?

A. Địa hình đa dạng với khí hậu nhiệt đới ẩm.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa phì nhiêu,

C. Cao nguyên đất đỏ và đồng bằng phù sa phì nhiêu.

D. Lượng mưa phong phú, nhiệt độ cao.

Câu 21: Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo không gian phổ biến ở các nước Đông Nam Á là gì?

A. Tổ chức theo vành đai phù hợp với điều kiện sinh thái

B. Tổ chức thành các nông trại quy mô lớn

C.  Tổ chức theo hộ gia đình hoặc hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ

D. Tổ chức theo vùng nông nghiệp, độc canh trên quy mô lớn

Câu 22: Nước có sản lượng gạo đứng đầu các nước Đông Nam Á nhưng không phải là mặt hàng xuất khẩu là

A. Mi-an-ma.        

B. Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Cam-pu-chia.

Câu 23: Các nước xuất khẩu gạo của khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan, Việt Nam, Mi-an-ma.

B. Thái Lan, Việt Nam.

C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.

D. Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam.

Câu 24: Cây nào sau đây được trồng ở hầu hết các nước Đông Nam Á?

A. Cà phê.

B. Cao su.

C. Chè.

D. Cây ăn quả.

Câu 25: Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gàn đay là

A. Thái Lan.       

B.In-đô-nê-xi-a.

C. Việt Nam.      

D.Phi-lip-pin.

Câu 26:  Đặc điểm của cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á là

A. phát triển nhanh chóng

B. từng bước được hiện đại hóa

C. phát triển không đồng bộ.

D. chưa được đầu tư phát triển

Câu 27:  Quốc gia nào sau đây có diện tích trồng cà phê lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

A. In – đô – nê – si – a.

B. Thái Lan.

C. Việt Nam.

D. Mi – an – ma.

C/ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Câu 1: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm?

A. Đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực

B. Phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực

C. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAND.

D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực

Đáp án:

Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D. Bru-nây.

Đáp án:

Cho đến năm 2015, nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là Đông Ti-mo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.

C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.

D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.

Đáp án:

Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao, mặc dù còn chưa đều và thật vững chắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Đáp án:

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng: văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

=> đây là cơ sở cho sự giao lưu hợp tác đối thoại giữa các nước trong khu vực  Đông Nam Á.

=> Nhận xét D đúng                

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn:  liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

=> Nhận xét A, C đúng

- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.

=> Nhận xét B không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Đáp án:

Cơ chế hợp tác của ASEAN là:

- Thông qua các diễn đàn.

- Thông qua các hiệp ước.

- Thông qua tổ chức các hội nghị.

=> Nhận xét A, B đúng

- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.

=> Nhận xét D đúng

- Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia không phải là là cơ chế hợp tác của ASEAN

=> Nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Vấn đề người nhập cư.

C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.

D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.

Đáp án:

Các thách thức của ASEAN hiện nay là

- Trình độ phát triển còn chênh lệch => nhận xét A đúng.

- Vẫn còn tình trạng đói nghèo

- Đô thị hóa nhanh

=> nhận xét C đúng

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc => nhận xét D đúng.

- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm -> gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.

=> vì vậy vấn đề nhập cư không phải là thách thức của ASEAN

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là?

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Đáp án:

Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là?

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Đáp án:

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.

B. Trật tự - an toàn xã hội.

C. Khoa học – công nghệ.

D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

Đáp án:

Việt Nam gia nhập ASEAN  và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Quốc gia có GDP/ người cao nhất trong số các quốc gia thuộc Đông Nam Á sau đây là?

A. Xin-ga-po.

B. Việt Nam.

C. Mi-an-ma.

D. Cam-pu- chia.

Đáp án:

GDP bình quân đầu người của Xin-ga-po rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam..

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Thông qua các hiệp ước.

Đáp án:

Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một lần.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Đáp án:

ASEAN chính thức được thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên: Thái Lan, In- đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po. Số lượng các thành viên liên tục tăng ở các năm sau đó. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên.

=> Đây là thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là?

A. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

B. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Đáp án:

Xác định từ khóa: cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Môi trường phát triển ổn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định ->  các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển.

- Ngược lại, khu vực có chiến tranh xung đột xảy ra triền miên -> phá hủy cơ sở vật chất, nhà máy, tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ví dụ. Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

=> Như vậy, cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình

A. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng.

B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…

C. Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

D. Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động.

Đáp án:

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng -> dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về văn hóa, tôn giáo.

- Có sự tranh chấp chủ quyền về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động =>  sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến -> đây là thuận lợi của nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội.

=> Đây không phải là nguyên nhân khiến ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là?

A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Đáp án:

Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu.

=> Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực => khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A.1967.       

B.1977.

C. 1995.       

D. 1997.

Câu 17: Việc tham gia vào ASEAN, nước ta gặp phải thách thức nào sau đây?

A. Thể chế chính trị khác với các nước trong khu vực.

B. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với một số nước,

C. Dân số tăng khá nhanh khó tích luỹ vốn.

D. Tất cả các ý trên đều là những thách thức.

Câu 18: Đông Nam Á có khả năng thu hút đầu tư và hợp tác của các nước ngoài khu vực là nhờ

A. thị trường tiêu thụ lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, giá lao động rẻ.

B. vị trí chiến lược, có khoa học kĩ thuật phát triển cao, nguồn lao động có tay nghề tốt.

C. giao thông vận tải dễ đi lại, tình hình xã hội ổn định.

D. môi trường đầu tư hấp dẫn do các nước hạ thấp tiêu chuẩn đầu tư.

Câu 19: Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?

A. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.

B. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.

C. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao

Câu 20: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A.1967.       

B.1984.

C. 1995.       

D.1997.

Câu 21: Thách thức lớn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là

A. chênh lệch về trình độ công nghệ, kinh tế.

B. vẫn còn trình trạng đói nghèo.

C. thời gian gia nhập muộn trễ hơn các nước.

D. thu nhập GDP bình quân đầu người thấp.

Câu 22: Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nước ASEAN là

A. trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. vẫn còn tình trạng đói nghèo.

C. phát triển nguồn nhân lực.

D. đào tạo nhân tài.

Câu 23: Đâu không phải là thách thức đối với ASEAN?

A. Mức độ chênh lệch giàu nghèo còn cao.

B. Tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra.

C. Phát triển rất mạnh nguồn nhân lực.

D. Sử dụng nguồn tài nguyên và đào tạo nhân tài chưa hợp lí.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không phải là mục tiêu hoạt động của ASEAN?

A. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định.

B. Xây dựng khu vực có nền kinh tế hòa bình.

C. Xây dựng một khu vực thương mại tự do.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

Câu 25: Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

Câu 26: Đối với ASEAN, việc xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

A. mục tiêu hợp tác.

B. cơ chế hợp tác.

C. thành tựu hợp tác.

D. cơ hội hợp tác.

Câu 27: Điều nào sau đây không đúng khi nói đến các thành tựu đạt được của ASEAN?

A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hợp lí.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.

C. Đời sống nhân dân được cải thiện.

D. Tạo ra môi trường chính trị - xã hội vững chắc.

Câu 28: Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?

A. Đói nghèo

B. Thất nghiệp, thiếu việc làm

C. Ô nhiễm môi trường

D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo

Câu 29: Năm 2010, quốc gia nào là chủ tịch ASEAN?

A. Thái Lan

B. Campuchia

C. Việt Nam

D. Xingapo

Câu 30: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ASEAN là

A. tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.

C. đời sống nhân dân đã được cải thiện.

D. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Câu 31: Việt Nam trở thành thành viên ASEAN vào ngày tháng năm nào?       

A. 28/7/1995

B. 08/08/1995

C. 28/07/1998.

 D. 28/07/1996.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống