Giải Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á

2.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế - Đông Nam Á lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1  trang 102 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á.

Giải Địa Lí 11 Bài 11Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á (ảnh 1)

Trả lời:

Cơ cấu GDP các quốc gia có sự thay đổi theo hướng:

- Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp.

- Tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch của các quốc gia có sự khác nhau. Campuchia có tốc độ chuyển dịch chậm, Việt Nam có sự chuyển dịch rõ rệt nhất trong cả 4 quốc gia.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 104 SGK Địa lí 11: Hãy xác định trên hình 11.6  các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.

Giải Địa Lí 11 Bài 11Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á (ảnh 2)
Trả lời:

Các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á: đồng bằng sông Mê Kông (Việt Nam, Campuchia), đồng bằng sông Mê Nam (Thái Lan), duyên hải phía Bắc đảo Xumatra (In-đô-nê-xi-a), đồng bằng sông Hồng (Việt Nam),...

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 104 SGK Địa lí 11: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Nguyên nhân: Nhờ cónhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶ Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 104 SGK Địa lí 11: Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á: măng cụt, xoài, cam, mãng cầu, chuối, nhãn, bưởi,…

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 105 SGK Địa lí 11: Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á: mực ống, tôm, cá thu, bào ngư, cá nục, cá thu,...

Câu hỏi và bài tập (trang 105 SGK Địa Lí lớp 11)

Câu 1 trang 105 SGK Địa lí 11: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.

Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

* Trồng lúa nước:

- Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

- Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.

 * Trồng cây công nghiệp:

- Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

- Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.

- Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

* Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:

- Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

- Nuôi gia cầm khá phát triển.

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

+ Nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn.

Câu 2 trang 105 SGK Địa lí 11: Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Trả lời:

Một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Honda, Toyota, Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Pe-trô (Nga), Coca cola (Mỹ), Mec-xê-đet (Đức),...

Câu 3 trang 105 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 11.5 (sgk trang 102 Địa lí 11), cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào còn thấp.

Giải Địa Lí 11 Bài 11Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á (ảnh 3)

Trả lời:

- Quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao: Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

- Quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) thấp là Campuchia.

Lý thuyết Bài 11 Tiết 2: Kinh tế - Đông Nam Á

I. Cơ cấu kinh tế

Có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

II. Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.

- Các ngành:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Phục vụ xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.

III. Dịch vụ

Cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hóa:

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

 - Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

IV. Nông nghiệp

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực.

1. Trồng lúa nước

- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

- Giải quyết được nhu cầu lương thực trong từng nước.

2. Trồng cây công nghiệp

- Cao su: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

- Cà phê và hồ tiêu: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

- ĐNÁ còn là nơi cung cấp các sản phẩm cây lấy dầu, cây lấy sợi.

-> sản phầm cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính, trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển. Sản lượng khai thác hải sản hông ngừng tăng

Đánh giá

0

0 đánh giá