Một nhóm học sinh lớp 7 tìm hiểu về “Độ dài mỗi bước chân trong các lần

879

Với giải Bài 1 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài mở đầu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài mở đầu

Bài 1 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7Một nhóm học sinh lớp 7 tìm hiểu về “Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người”.

a) Hãy sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên ở hình 1.SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 1

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

- Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có bằng nhau không?

- Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.

- Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

b) Viết báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm học sinh trên.

Lời giải:

a) Tiến trình như sau:

Quan sát, đặt câu hỏi:

- Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có bằng nhau không?

Xây dựng giả thuyết:

- Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.

Kiểm tra giả thuyết:

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

Phân tích kết quả:

- Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

b) Học sinh có thể tham khảo mẫu báo cáo sau:

Tên báo cáo:

ĐỘ DÀI MỖI BƯỚC CHÂN TRONG CÁC LẦN ĐI BỘ KHÁC NHAU

          Tên người báo cáo: ……………………………………………..

Mục đích

Tìm hiểu xem quãng đường đi được và độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau có luôn bằng nhau không.

Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

- Thước dây, vở ghi, bút.

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài 20 bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào vở.

- Đo 3 lần với cùng một bạn đi bộ.

Kết quả và thảo luận

Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

Từ bảng thấy rằng quãng đường mỗi lần đi không bằng nhau.

Tính được độ dài mỗi bước chân trong mỗi lần đi bộ như kết quả ở bảng sau:

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

Kết luận

Với cùng một người đi bộ, độ dài bước chân trong các lần đi không bằng nhau.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đề xuất và thực hiện một tiến trình tìm hiểu về: “Ảnh hưởng của ánh sáng...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu

Bài 1: Nguyên tử

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Đánh giá

0

0 đánh giá