Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
¨ Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
¨ Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Nam (nghĩa là nước Nam lớn).
¨ Nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính nổ ra khắp cả nước.
¨ Với mối quan hệ hôn nhân mật thiết, Hồ Quý Ly rất được vua Trần trọng dụng.
¨ Hồ Quý Ly lấy con gái vua Trần Minh Tông, con gái ông lấy vua Trần Nghệ Tông.
¨ Vào đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly giữ chức vụ Nhập nội phụ chính Thái sư bình chương quân quốc trong sự (tương đương Tể tướng).
¨ Năm 1400, vua Trần tự nguyện xuống chiếu nhường ngôi cho Hồ Quý Ly. Nhà Hồ thành lập.
Trả lời:
[ Đ ] Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
[ S ] Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Nam (nghĩa là nước Nam lớn).
[ S ] Nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính nổ ra khắp cả nước.
[ Đ ] Với mối quan hệ hôn nhân mật thiết, Hồ Quý Ly rất được vua Trần trọng dụng.
[ S ] Hồ Quý Ly lấy con gái vua Trần Minh Tông, con gái ông lấy vua Trần Nghệ Tông.
[ Đ ] Vào đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly giữ chức vụ Nhập nội phụ chính Thái sư bình chương quân quốc trong sự (tương đương Tể tướng).
[ S ] Năm 1400, vua Trần tự nguyện xuống chiếu nhường ngôi cho Hồ Quý Ly. Nhà Hồ thành lập.
Bài tập 2 trang 58 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
Trả lời:
(*) Điền các thông tin sau vào sơ đồ:
- Tháng 11/1406: hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Ngu.
- Tháng 1/1407: nhiều trận chiến ác liệt giữa hai bên diễn ra trước thành Đa Bang.
- Tháng 6/1407: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại.
Trả lời:
- Để từng bước năm lấy quyền lực trong triều đình, Hồ Quý Ly đã dựa vào những mối quan hệ hôn nhân mật thiết (Hồ Quý Ly kết hôn với con gái vua Trần Nghệ Tông; con gái của Hồ Quý Ly kết hôn với vua Trần Thuận Tông)
Bài tập 4 trang 59 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Nói về việc phát hành tiền giấy, Phan Huy Chú nhận xét:"... người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải vậy. Quý Ly không xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế... khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thế có phải chế độ bình trị đâu”.
(Viện Sử học, Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 112)
1. Theo quan điểm của Phan Huy Chú, ông có đánh giá cao việc Hồ Quý Ly cải cách tiền giấy không? Giải thích lí do theo quan điểm của Phan Huy Chú.
2. Những từ hoặc cụm từ nào trong đoạn tư liệu, Phan Huy Chú trực tiếp đánh giá về tính cách của Hồ Quý Ly? Em có đồng ý với cách đánh giá đó của Phan Huy Chú không? Vì sao?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Phan Huy Chú không đánh giá cao việc Hồ Quý Ly cải cách tiền giấy.
- Vì, Phan Huy Chú cho rằng:
+ Tiền giấy dễ rách nát, dễ bị làm giả, không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải.
+ Hồ Quý Ly không xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế.
+ Việc phát hành tiền giấy khiến cho dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao.
Yêu cầu số 2:
- Phan Huy Chú trực tiếp đánh giá về tính cách của Hồ Quý Ly qua các cụm từ: không xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế.
- Em không đồng tình với cách đánh giá của Phan Huy Chú. Vì, theo em, Hồ Quý Ly là một người có tấm lòng yêu nước, thương dân; có tính quyết đoán, mạnh dạn đề xuất và thực hiện những cải cách nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Trả lời:
(*) Tham khảo các thông tin sau:
- Địa điểm: huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam).
- Thời gian xây dựng: 1397
- Mục đích xây dựng: kinh đô của nước Đại Ngu (thời nhà Hồ).
- Câu chuyện lịch sử: Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.
- Lưu ý khi tham quan: 4 tháng đầu năm (âm lịch) là thời điểm đẹp nhất để tới thăm quan di tích thành nhà Hồ, vì: thời tiết dễ chịu (không quá nóng bức); đây là thời điểm ở Thanh Hóa diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, ví dụ: lễ hội đền Sòng; lễ hội Cầu Ngư,…
- Lý do lựa chọn điểm đến:
+ Thành nhà Hồ là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo nhất của Việt Nam và trên thế giới.
+ Năm 2011, thành nhà Hồ được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
1. Nhà Hồ thành lập
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế, nạn mất mùa xảy ra thường xuyên. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.
Dấu tích của thành nhà Hồ (Thanh Hóa, Việt Nam)
2. Cải cách của Hồ Quý Ly
a. Nội dung cải cách
- Hồ Qúy Ly đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp cải cách trên mọi lĩnh vực:
* Chính trị - Hành chính:
+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.
+ Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.
+ Dời đô về thành An Tôn (thành Tây Đô,Thanh Hóa)
* Kinh tế, tài chính:
+ Ban hành tiền giấy (Thông bảo hội sao). Lần đầu tiên tiền giấy sử dụng ở Việt Nam.
+ Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.
+ Ban hành chính sách thuế mới.
Tiền giấy Thông bảo hội sao thời Hồ
* Quân sự, quốc phòng:
+ Chỉnh đốn quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ, xây thành Đa Bang, thành An Tôn,...
+ Chế tạo nhiều vũ khí mới: Súng thần cơ, cổ lâu thuyền,...
* Văn hóa, giáo dục:
+ Chấn chỉnh lại Phật giáo (bắt nhà Sư dưới 50 tuổi hoàn tục), đề cao Nho giáo thực dụng.
+ Lần đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm, khuyến khích sáng tác thơ bằng chữ Nôm.
b. Tác động của cải cách đến đời sống xã hội thời Hồ
- Tác động tích cực:
+ Góp phần giải quyết khủng hoảng xã hội cuối thời Trần.
+ Loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước.
+ Hạn chế tập trung ruộng đất và tăng cường sức mạnh quân sự đất nước. Đặt biệt lĩnh vực văn hóa - giáo dục có nhiều tiến bộ, mang tính dân tộc.
- Tác động tiêu cực: cải cách của Hồ Quý Ly còn nhiều hạn chế, có cải cách chưa triệt để như chính sách hạn nô.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406-1407)
a. Cuộc xâm lược của quân Minh và thất bại của nhà Hồ
- Cuối thế kỉ XIV, nhận thấy nước ta rơi vào khủng hoảng. Nhà Minh chuẫn bị lực lượng xâm lược nước ta.
- Tháng 11/1406 lấy cớ Phù Trần, diệt Hồ hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.
- Sau thất bại ở biên giới, nghĩa quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.
- Tháng 1/1407 nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trước thành Đa Bang và thất thủ, Đông Đô sau đó cũng bị chiếm. Quân nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.
- Tháng 6/1407 Hồ Qúy Ly và các con bị bắt => cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh thất bại.
Hồ Quý Ly bị bắt (tranh minh họa)
b. Nguyên nhân thất bại
- Do những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
- Không đề ra đươc đường lối kháng chiến đúng đắn, quá chú trọng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.