Với giải Bài 31.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 31.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá của người, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau và rút ra nhận xét về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hoá.
Lời giải:
Cơ quan trong ống tiêu hóa |
Trước khi tiêu hóa |
Sau khi tiêu hóa |
Miệng |
Cơm, cá, thịt, rau,… |
Thức ăn được nghiền nhỏ và thấm đều nước bọt, một phần tinh bột đã được biến đổi thành đường maltose. |
Dạ dày |
Thức ăn đã được nghiền nhỏ và thấm đều nước bọt |
Thức ăn thấm đều dịch vị và được nghiền nát trở thành dịch bán lỏng, protein chuỗi dài được cắt thành các đoạn protein ngắn. |
Ruột non |
Thức ăn ở dạng bán lỏng |
Các chất dinh dưỡng đơn giản mà tế bào niêm mạc ruột có thể hấp thụ được như amino acid, glucose, glyceryl, acid béo,… và các chất cặn bã, nước. |
Ruột già |
Chất cặn bã và nước |
Hấp thụ bớt nước và hình thành phân để thải ra ngoài. |
- Nhận xét: Các hoạt động tiêu hóa thức ăn được thực hiện nối tiếp nhau theo một trình tự, sản phẩm tiêu hóa của cơ quan trước là nguyên liệu cho hoạt động tiêu hóa của cơ quan tiếp theo, giúp cho cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả nhất.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 31.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?...
Bài 31.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?...
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn