Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 (Kết nối tri thức): Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

6.5 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 31 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Video giải KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 131 KHTN lớp 7: Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?

Hướng dẫn giải:

Trong bánh mì có chứa tinh bột (vỏ bánh mì), protein (thịt), vitamin, chất khoáng (các loại rau, củ có trong bánh mì),... sẽ được hệ tiêu hóa biến đổi thành những chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.

Trả lời:

Các chất dinh dưỡng trong bánh mì sẽ được biến đổi thành các chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thu được.

1. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật

Câu hỏi trang 132 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 31.1 và mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn.

Trả lời:

Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuỵ) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn dưới dạng phân.

2. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật

Hoạt động trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1: Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách nào?

2: Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

3: Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tình lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc các thông tin, quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Trả lời:

1: Chúng ta bổ sung nước cho cơ thể qua:

- Uống nước trực tiếp.

- Ăn các loại thực phẩm nhiều nước như dưa hấu, dừa,rau xanh,....

2: Nước đào thải ra khỏi cơ thể qua sự tiết mồ hôi và qua quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu.

3: Em có thể tính lượng nước cần uống của bản thân bằng cách lấy khối lượng của bản thân x 40ml/kg.

3. Sự vận chuyển các chất ở động vật

Câu hỏi trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin ở mục III kết hợp với quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Hướng dẫn giải:

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) và vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn).

Trả lời:

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

Hoạt động trang 134 KHTN lớp 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

1:  Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng?

2: Xây dựng thực đơn cho một bữa ăn trong một ngày để đảm  bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng.

Hướng dẫn giải:

Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng giúp cung cấp đầy đủ các chất, năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Trả lời:

1: Ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì trong mỗi loại thức ăn có những chất dinh dưỡng khác nhau, do đó phối hợp thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp dầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người.

2: Em có thể xây dựng bữa ăn gồm đầy đủ các chất: protein (thịt, trứng, cá, sữa,...); tinh bột (cơm, bánh mì, các loại hạt ngũ cốc khác,...); lipit (mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ,..); vitamin và chất xơ (rau, củ, quả).

Hoạt động trang 134 KHTN lớp 7: Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong SGK kết hợp thảo luận nhóm để trả lời.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 5)

Lý thuyết KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

I. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Hoạt động ăn, uống

- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

+ Con người thu nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Sau đó, các chất dinh dưỡng đơn giản này sẽ được hấp thụ vào máu.

+ Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người

II. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật cần nước để duy trì sự sống. Mỗi loài động vật có nhu cầu sử dụng nước khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,…

+ Ví dụ: Một con voi cần uống từ 160 – 300 lít nước mỗi ngày, loài chuột nhảy Bắc Mỹ không cần uống nước mà lấy nước từ các loại hạt ăn hàng ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vậtLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Nhu cầu nước khác nhau ở một số loài động vật

- Con đường trao đổi nước ở động vật và người gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Con đường trao đổi nước ở người

+ Lấy vào: Đa số động vật và người lấy nước vào cơ thể qua thức ăn và nước uống. Sau khi được lấy vào cơ thể, nước được hấp thụ trực tiếp ở các bộ phận thuộc ống tiêu hóa (chủ yếu là ruột già) vào máu rồi vận chuyển tới các tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

+ Sử dụng: Ở tế bào và các cơ quan trong cơ thể, nước được sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống.

+ Thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Sự thải mồ hôi qua da

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Sơ đồ sự tạo thành nước tiểu

và thải nước tiểu ra ngoài ở người

- Vì nước luôn có sự đào thải ra ngoài cơ thể nên việc bổ sung nước là rất quan trọng. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1 kg thể trọng mỗi ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bổ sung nước cho cơ thể hằng ngày

III. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

- Ở động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.

- Ở động vật đa bào, việc vận chuyển các chất trong cơ thể là do hệ tuần hoàn thực hiện: Các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hóa và O2 lấy từ phổi được sử dụng để thực hiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, quá trình trao đổi chất tạo ra các sản phẩm thải, những chất này được vận chuyển tới phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

- Ở người, các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu đỏ thẫm(máu nghèoO2) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi.Tại phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí, máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đỏ tươi (máu giàu O2) mang chất dinh dưỡng và O2 từ tâm thất trái tới các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tại các tế bào, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tâm nhĩ phải của tim.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

IV. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN

1. Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

- Nếu cơ thể bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ không hoạt động bình thường.

+ Ví dụ: thiếu protein sẽ không đủ nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào; thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh khô mắt,….

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vậtLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Khô mắt do thiếu vitamin ABiểu hiện do thiếu vitamin C

- Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng cũng gây ra những hậu quả không tốt.

+ Ví dụ: Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường có thể dẫn đến sâu răng; ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate dẫn đến béo phì có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường, tim mạch,…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vậtLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Béo phìSâu răng

→ Để người và động vật sinh trưởng, phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

2. Vệ sinh ăn uống

- Một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa: vi khuẩn, nấm trong thức ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc thực phẩm; ấu trùng giun sán vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống có thể kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, ống ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể;…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vậtLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Thức ăn ôi thiuThức ăn có chứa giun sán

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như ăn vội vàng, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ, khẩu phần ăn không hợp lí,…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Ăn nhanh, vội vàng làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn

→ Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và hình thành các thói quen ăn uống đúng cách để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả: ăn uống hợp vệ sinh; thiết lập khẩu phần ăn hợp lí; ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí;…

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 32: Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá