Ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nguy cơ

2.1 K

Với giải Bài 31.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7Ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nguy cơ mạch máu bị xơ vữa, có nhiều mảng bám làm cho lòng mạch hẹp lại. (Hình 31) Theo em, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự lưu thông máu trong mạch và sức khoẻ của cơ thể? Để sự vận chuyển các chất trong cơ thể được thuận lợi, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và vận động như thế nào?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

- Sự ảnh hưởng của hiện tượng mạch máu bị xơ vữa, có nhiều mảng bám làm cho lòng mạch hẹp lại: Lòng mạch hẹp làm cho lượng máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể chậm hơn, gây thiếu máu cục bộ cho các vùng của cơ thể. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể gây tắc nghẽn dẫn đến vỡ mạch máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra ở mạch máu nuôi não và tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ, để lại nhiều di chứng như liệt, nói ngọng,… thậm chí là tử vong.

- Để sự vận chuyển các chất trong cơ thể được thuận lợi, chúng ta cần:

+ Cần hạn chế ăn mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà mà thay thế vào đó là dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều acid béo bão hoà dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch. Mỗi tuần nên có từ 2 – 3 ngày ăn cá, trong mỡ của cá có nhiều chất béo omega – 3 mà chất này rất tốt cho thành động mạch.

+ Cần vận động cơ thể như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao tuỳ theo sức mình. Người ta thấy nếu vận động đều, có bài bản và phù hợp với từng cá thể thì có thể làm tăng lượng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và đồng thời làm giảm huyết áp đối với người đang bị tăng huyết áp mạn tính.  

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 31.1 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?...

Bài 31.2 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên...

Bài 31.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?...

Bài 31.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:...

Bài 31.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?...

Bài 31.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất...

Bài 31.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá của người...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá