SBT Khoa học tự nhên 7 Bài 32 (Kết nối tri thức): Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

1.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhên 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32.1 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu tím. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì?

A. Màu trắng.

B. Không màu.

C. Màu tím.

D. Màu vàng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu tím, mạch gỗ của cành sẽ vận chuyển nước pha màu tím lên các bộ phận khác như lá, hoa trên cành → Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu tím.

Bài 32.2 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật?

A. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía dưới bị phình to.

B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía trên bị phình to.

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.

D. Khi ngắt bỏ phần thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi ngắt bỏ phần thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa là hiện tượng cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật: Khi ngắt bỏ phần thân của cây, hệ thống mạch gỗ và mạch rây bị cắt đứt. Tuy nhiên, do áp suất rễ, dòng nước và muối khoáng trong mạch gỗ vẫn được đẩy lên bề mặt vết cắt tạo thành những giọt nhựa rỉ ra.

Bài 32.3 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?

A. Túi nylon kín, trong suốt.

B. Túi có đục lỗ thủng.

C. Túi nylon kín, màu đen.

D. Túi vải.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Túi nylon kín sẽ giữ được hơi nước thoát ra, còn túi nylon trong suốt sẽ giúp quan sát được hơi nước thoát ra → Sử dụng túi nylon kín, trong suốt trùm kín sẽ chứng minh được hiện tượng lá thoát hơi nước.

B. Sai. Túi có đục lỗ thủng sẽ khiến hơi nước thoát ra từ lá thoát ra ngoài môi trường khiến không quan sát được hiện tượng lá thoát hơi nước.

C. Sai. Túi màu đen sẽ không quan sát được hơi nước thoát ra.

D. Sai. Túi vải cũng sẽ khiến hơi nước thoát ra từ lá thoát ra ngoài môi trường khiến không quan sát được hiện tượng lá thoát hơi nước.

Bài 32.4 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng trong thân.

Đúng

2

Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên ngừng tưới nước cho cây để đất trong chậu thật khô.

Sai

3

Lá là cơ quan duy nhất của cây có thể thoát hơi nước.

Sai

4

Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, thời gian quan sát thấy hơi nước ở túi nylon có thể thay đổi tùy thuộc loài cây, điều kiện thời tiết.

Đúng

5

Nên sử dụng cành hoa màu trắng trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước.

Đúng

Giải thích các khẳng định sai:

(2) Sai. Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên tưới nước đầy đủ cho cây để tạo điều kiện cho sự thoát hơi nước diễn ra bình thường, dễ quan sát.

(3) Sai. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu chứ không phải là cơ quan thoát hơi nước duy nhất của cây có thể thoát hơi nước; những phần non của thân cành, quả cũng diễn ra sự thoát hơi nước.

Bài 32.5 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bạn An đã chuẩn bị hai chậu cây và thiết kế thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước như sau:

Bước 1: Dán nhãn chậu cây thứ nhất là chậu A, chậu còn lại là B.

Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A, cây ở chậu B giữ nguyên lá.

Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B, đặt hai chậu cây ra ngoài sáng (Hình 32.1).

Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút, quan sát hiện tượng trong túi nylon trùm trên cây A và cây B (Hình 32.2).

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Kết nối tri thức (ảnh 1)

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Từ kết quả quan sát được, bạn An rút ra kết luận: Hơi nước trong túi nylon là do lá thoát ra. Tuy nhiên, bạn Thuỷ cho rằng trong các bước thí nghiệm của An có một bước đã tiến hành chưa chính xác, vì vậy chưa thể rút ra kết luận như vậy được.

Theo em, trong thí nghiệm của An đã có bước nào chưa chính xác? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thí nghiệm?

Lời giải:

- Bước chưa chính xác: Trong bước 3, An đã trùm túi nylon lên cả chậu đất.

- Sự ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Khi đất ẩm ở ngoài sáng cũng có thể bốc hơi tạo nên hơi nước. Do đó, để thu được kết quả chính xác, chỉ nên trùm túi nylon kín phần lá cây mà không trùm vào chậu đất.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá