Với giải Tìm hiểu thêm trang 124 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Tìm hiểu thêm trang 124 KHTN lớp 7: Thỏ ăn cỏ xanh non và hoa màu nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của nó thải ra trong đêm. Tại sao?
Phương pháp giải:
Hệ tiêu hóa của thỏ không hấp thu được hoàn toàn các dinh dưỡng từ thức ăn nên chúng ăn lại phân của mình thải để hấp thu các chất dinh dưỡng còn ở trong phân.
Trả lời:
Ban ngày sau khi thỏ ăn một lượng lớn cỏ tươi non, thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa và dạ dày của chúng rất nhỏ nên chúng không thể hấp thu tối đa dinh dưỡng từ cỏ. Còn buổi tối do thiếu cỏ, ăn ít, lượng dinh dưỡng giảm tương đối, nên chúng ăn lại phân trong đêm để hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn còn trong phân.
LÝ THUYẾT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
- Vì động vật là sinh vật dị dưỡng nên để có các chất dinh dưỡng, động vật sẽ ăn các sinh vật khác (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp).
Động vật thu nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn
2. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã
Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa:
Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người
- Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.
- Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần.
- Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Sau khi được hấp thụ chất dinh dưỡng, phần còn lại của thức ăn sẽ được tái hấp thu nước nên chuyển thành chất thải rắn.
- Cuối cùng, thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài.
3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật
- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.
- Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn):
Sơ đồ vận chuyển các chất qua hệ tuần hoàn ở người
+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể) vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch với các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 122 KHTN lớp 7: Động vật có nhu cầu nước như thế nào?...
Vận dụng 1 trang 123 KHTN lớp 7: Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày...
Vận dụng 2 trang 123 KHTN lớp 7: Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể?...
Câu hỏi 4 trang 123 KHTN lớp 7: Quan sát hình 26.1, mô tả con đường trao đổi nước ở người...
Vận dụng 3 trang 123 KHTN lớp 7: Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể?...
Câu hỏi 8 trang 126 KHTN lớp 7: Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng?...
Câu hỏi 9 trang 126 KHTN lớp 7: Vì sao ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?...
Luyện tập 3 trang 126 KHTN lớp 7: Kể tên các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin...
Vận dụng 6 trang 127 KHTN lớp 7: Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng thực vật
Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật