Với giải Luyện tập 2 trang 109 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Luyện tập 2 trang 109 KHTN lớp 7: Quan sát hình 23.4, cho biết quá trình trao đổi khí trong quang hợp và hô hấp của thực vật như thế nào theo gợi ý ở bảng 23.1.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 23.4:
Quá trình trao đổi khí ở thực vật:
+ Trong quang hợp, khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường. Cây quang hợp khi có ánh sáng.
+ Trong hô hấp, khí oxygen đi vào và carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khổng. Cây hô hấp suốt ngày đêm.
Trả lời:
LÝ THUYẾT TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT
1. Cấu tạo và chức năng của khí khổng
a. Cấu tạo của khí khổng
- Khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì mặt dưới của lá, một số loài cây khí khổng xuất hiện ở cả biểu bì mặt trên lá.
- Mật độ khí khổng ở lá thay đổi tùy từng loại cây.
- Cấu tạo khí khổng: Mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng. Các tế bào hình hạt đậu chứa nhiều lục lạp (có vai trò đóng mở khe khí khổng), không bào và nhân.
Cấu tạo của khí khổng
b. Chức năng của khí khổng
- Khí khổng là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình trao đổi khí ở thực vật.
Sự trao đổi khí qua khí khổng mở trong quang hợp ở lá cây
- Khí khổng điều tiết quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước thông qua hoạt động đóng mở của khí khổng:
+ Khi tế bào hạt đậu hút nước, không bào lớn lên, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra nên thành dày cong theo làm khí khổng mở rộng → tạo điều kiện cho sự trao đổi khí và thoát hơi nước diễn ra.
+ Khi tế bào hạt đậu mất nước, không bào nhỏ đi, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại, khí khổng không đóng lại hoàn toàn → sự trao đổi khí và thoát hơi nước diễn ra hạn chế.
Khí khổng đóng (bên trái) và khí khổng mở (bên phải)
2. Quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây
- Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm.
- Sự trao đổi khí ở lá cây:
Trao đổi khí qua khí khổng của lá cây
Trao đổi khí trong quang hợp |
Trao đổi khí trong hô hấp |
+ Khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường bên ngoài. |
+ Khí oxygen khuếch tán từ môi trường ngoài vào lá và khí carbon dioxide khuếch tán từ lá ra môi trường ngoài. |
+ Cây quang hợp khi có ánh sáng. |
+ Cây hô hấp cả ngày đêm. |
- Ảnh hưởng của môi trường tới trao đổi khí:
+ Ánh sáng: Ban ngày, khí khổng mở rộng, cây thực hiện chức năng quang hợp được nhiều hơn → trao đổi khí diễn ra mạnh. Vào đầu buổi tối và ban đêm, khí khổng đóng bớt lại, cây thực hiện chứ năng quang hợp giảm đi → trao đổi khí diễn ra giảm.
+ Ngoài ra, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, gió,… cũng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng nên cũng ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi khí giữa thực vật với môi trường.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 107 KHTN lớp 7: Quan sát hình 23.1, mô tả sự trao đổi khí ở sinh vật....
Câu hỏi 3 trang 108 KHTN lớp 7: Cho biết khí không có ở mặt trên hay mặt dưới của lá cây...
Thực hành trang 108 KHTN lớp 7: Quan sát khí khổng:...
Câu hỏi 6 trang 110 KHTN lớp 7: Cho biết cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật...
Vận dụng 1 trang 111 KHTN lớp 7: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?...
Vận dụng 2 trang 111 KHTN lớp 7: Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật