300 câu Trắc nghiệm hóa học 9 chương 4 có đáp án 2023: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

4.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 Chương 4 có đáp án: Hiđrocacbon. Nhiên liệu hay, chi tiết cùng với 300 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 9.

Hóa học 9 Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Trắc nghiệm Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Bài 1: Các chất thuộc loại hiđrocacbon là

A. CH4, C2H6, CCl4

B. C2H6O, C2H4O2

C. HCHO, CaC2, C4H8

D. CH4, C2H6, C6H6

Lời giải

Các chất thuộc loại hiđrocacbon là các chất chỉ chứa C và H: CH4, C2H6, C6H6

Đáp án: D

Bài 2: Công thức cấu tạo cho biết:

A. tỉ lệ số nguyên tử giữa các nguyên tố

B. thành phần của mỗi nguyên tố trong phân tử

C. số lượng nguyên tố trong mỗi nguyên tử

D. thành phần của nguyên tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Lời giải

Công thức cấu tạo cho biết: thành phần của nguyên tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Đáp án: D

Bài 3: Số công thức cấu tạo của C4H10 là

A. 1                    B. 3

C. 2                    D. 4

Lời giải

có ∆ = 0 => HCHC no, mạch hở

Bài tập về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Đáp án: C

Bài 4: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H

A. 3              B. 4

C. 5              D. 6

Lời giải

có ∆ = 1 => π = 1 (vì v = 0) => trong phân tử có 1 liên kết đôi

Bài tập về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Đáp án A

Bài 5: Chọn Bài đúng trong các Bài sau:

A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Lời giải

Bài đúng là: Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Đáp án: C

Bài 6: Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?

A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí).

B. Màu sắc.

C. Độ tan trong nước.

D. Thành phần nguyên tố.

Lời giải

Dựa vào thành phần nguyên tố (trường hợp d) để xác định một hợp chất là vô cơ hay hữu cơ.

Đáp án: D

Bài 7: Chất hữu cơ là:

A. hợp chất khó tan trong nước.

B. hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

C. hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

D. hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Lời giải

Chất hữu cơ là: hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

Đáp án: C

Bài 8: Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

A. CH4, C2H2, C2H5Cl

B. C6H6, C3H4, HCHO

C. C2H2, C2H5OH, C6H12

D. C3H8, C3H4, C3H6

Lời giải

Dãy các chất sau là hiđrocacbon là: C3H8, C3H4, C3H6

Đáp án: D

Bài 9: Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là:

A. 2,1,2

B. 4,1,2

C. 6,1,2

D. 4,2,2

Lời giải

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là: 4,1,2

Đáp án: B

Bài 10: Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

A. C3H8;  C2H2.

B. C3H8;  C4H10

C. C4H10; C2H2

D. C4H10; C6H6(benzen)

Lời giải

Hợp chất hữu cơ chỉ gồm liên kết đơn là C3H8;  C4H10

Đáp án: B

Bài 11: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

 A. cacbon

 B. hiđro

 C. oxi

 D. nitơ.

Đáp án: A

Bài 12: Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ ?

 A. CH3Cl

 B. CH4

 C. CO

 D. CH3COONa.

Đáp án: C

Bài 13: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

 A. CH4, C2H6, CO.

 B. C6H6, CH4, C2H5OH.

 C. CH4, C2H2, CO2.

 D. C2H2, C2H6O, BaCO3.

Đáp án: B

Bài 14: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ?

 A. C2H6, C4H10, CH4.

 B. CH4, C2H2, C3H7Cl.

 C. C2H4, CH4, C2H5Br.

 D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Đáp án: A

Bài 15: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

 A. C2H6O, C2H4, C2H2.

 B. C2H4, C3H7Cl, CH4O.

 C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br.

 D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Đáp án: C

Bài 16: Trong các chất sau: CH4, CO, C2H6, K2CO3, C2H5ONa có

 A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.

 B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.

 C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.

 D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.

Đáp án: D

3 hợp chất hữu cơ: CH4; C2H6; C2H5ONa.

2 hợp chất vô cơ: CO; K2CO3.

Bài 17: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C2H6O là

 A. 52,2%.

 B. 55,2%.

 C. 13,0%.

 D. 34,8%.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 34 (có đáp án): Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Bài 18: Chọn Bài đúng trong các Bài sau:

 A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

 B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

 C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

 D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Đáp án: C

Bài 19: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X là

 A. C4H8

 B. C3H8

 C. C3H6

 D. C6H6

Đáp án: C

MX = 21.MH2 = 21.2 = 42 (g/mol)

Vậy X là C3H6.

Bài 20: Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.

 B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

 C. Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2.

 D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.

Đáp án: D.

Trắc nghiệm Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 1: Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 4                    B. 3

C. 2                    D. 1

Lời giải

X là hiđrocacbon => X chỉ chứa C và H

Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

=> %mH = 100% - %m= 100% - 83,33% = 16,67%

=> x : y = Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

=> CTPT của X có dạng: (C5H12)n hay C5nH12n

Vì y ≤ 2x + 2 => 12n ≤ 5n + 7 => n ≤ 1 => n = 1

=> CTPT của X là C5H12

Ta có: ∆ = Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ= 0 => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở

Các CTCT của X là:

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Đáp án: B  

Bài 2: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Công thức phân tử của A là

A. C2H6                   B. C3H8

C. C2H4                   D. CH3

Lời giải

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước => A chứa C và H

nH = 2.nH2O = 0,6 mol

Vì A chỉ chứa C và H => mA = mC + mH = 3 - 0,6 = 2,4 gam

=> nC = Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ = 0,2 mol

=> nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

=> Công thức đơn giản nhất của A là (CH3)n 

M = 30 => n = 2

=> CTPT của A là C2H6

Đáp án: A

Bài 3: Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng chính là retinol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Biết CTPT của retinol là:

A. C18H30O

B. C22H26O

C. C21H18O

D. C20H30O

Lời giải

Vì A chỉ chứa C, H và O

=> %mC = 100% - %mH - %mO = 100% - 10,49% -  5,594% = 83,916%

=> x : y : z = Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

=  6,993 : 10,49 : 0,349 = 20 : 30 : 1

Vì renitol chứa một nguyên tử O => z = 1

=> x = 20 và y = 30

=> CTPT của retinol là C20H30O

Đáp án: D

Bài 4: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6O

B. C4H8O

C. C3H6O

D. C3H8O.

Lời giải

Gọi CTPT của Y có dạng CxHyO

Vì đầu bài chỉ cho các tỉ lệ, không cho số mol cụ thể => giả sử đốt cháy 1 mol Y

CxHyO + Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơO2Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơxCO2 + Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơH2O

  1 mol →Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ mol → x mol →Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ mol

Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x =Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ  (1)

Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y =>Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ  =4 (2)

Thay (1) vào (2) ta có: Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ = 4 => 1,5y – 1 = 8 => y = 6

Thay y = 6 vào (1) => x = 3

=> CTPT của Y là C3H6O

Đáp án: C

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

A. C5H10O

B. C5H10

C. C4H6O

D. C3H2O2.

Lời giải

Cho hỗn hợp sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư => H2O bị giữ lại

=>mH2O = 0,54 gam => nH2O = 0,03 mol => nH (trong X) = 2.nH2O = 0,06

Cho qua bình (2) đựng KOH dư => CO2 bị giữ lại

=>mCO2 = 1,32 gam => nCO2 = 0,03 mol => nC = nCO2 = 0,03

Vì đốt cháy X chỉ thu được CO2 và H2O => X gồm C, H và có thể có O

Ta có: mC + mH = 0,03.12 + 0,06 = 0,42 = mX

=> trong X không chứa O

=> n: nH = 0,03 : 0,06 = 1 : 2

=> CTĐGN của X là CH=> CTPT của X có dạng (CH2)n 

0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2

=> nX = Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

=> MXBài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ= 70 => 14n = 70 => n = 5

=> CTPT X là C5H10

Đáp án: B

Bài 6: Có bao nhiêu CTPT hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30?

A. 1                  B. 3

C. 2                 D. 4

Lời giải

Tỉ khối hơi so với H2 bằng 30 => M = 30.2 = 60

Gọi CTPT của X có dạng CxHyOz

=> M = 12x + y + 16z = 60  (1)

=> 16z < 60 => z < Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ< 3,75

TH1: z = 1, thay vào (1) => 12x + y = 44  (2)

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

+) x = 1, thay vào (2) => y = 44 – 12 = 32 (loại)

+) x = 2, thay vào (2) => y = 44 – 12.2 = 20 (loại)

+) x = 3, thay vào (2) => y = 8 (thỏa mãn X là C3H8O)

TH2: z = 2, thay vào (1) => 12x + y = 28  (3)

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

+) x = 1 => y = 28 – 12 = 16 (loại)

+) x = 2 => y = 28 – 12.2 = 4 (thỏa mãn X là C2H4O2)

TH3: z = 3, thay vào (1) => 12x + y = 12 => loại vì x và y đều ≥ 1

Vậy có 2 CTPT thỏa mãn đầu bài

Đáp án: C

Bài 7: Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là

A. 30%.                 B. 40%.

C. 50%.                 D. 60%

Lời giải

Khối lượng mol của C2H4O2 là:

MC2H4O2 = 12.2 + 4 + 16.2 = 60

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Đáp án: B

Bài 8: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. CTPT của A là

A. CH2Cl2

B. C2H4Cl2

C. CHCl3

D. C2H2Cl3

Lời giải

+) CTĐGN là CH2Cl => CTPT: (CH2Cl)n

+) Vì MA = 99 => (12 + 2 + 35,5).n = 99 => n = 2

=> CTPT: C2H4Cl2

Đáp án: B

Bài 9: Hợp chất hữu cơ A gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó %mC = 48,65% và %mH = 8,11%. Biết khối lượng mol phân tử của A là 74. Xác định CTPT của A

A. C2H4O2

B. C2H4O

C. C3H6O

D. C3H6O2

Lời giải

Gọi công thức đơn giản nhất là CxHyOz

%m= 100% - %m- %m= 43,24%

Ta có:

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

=> x : y : z = 1,5 : 3 : 1 = 3 : 6 : 2

=> CTĐGN của A là C3H6O2

=> CTPT của A dạng (C3H6O2)n

MA = 74 = (12.3 + 6 + 16.2).n => n = 1

=> CTPT: C3H6O2

Đáp án: D

Bài 10: Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : m= 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:

A. C7H8O

B. C8H10O

C. C6H6O2

D. C7H8O2.

Lời giải

Gọi CTPT của X là CxHyOz

Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

=> CTPT của X là C7H8O (vì CTPT trùng với CTĐGN)

Đáp án: A

Bài 11: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là

 A. I.

 B. IV.

 C. III.

 D. II.

Đáp án: B

Bài 12: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là

 A. mạch vòng.

 B. mạch thẳng, mạch nhánh.

 C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.

 D. mạch nhánh.

Đáp án: C

Bài 13: Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

 A. C2H4Br

 B. CH3Br

 C. C2H5Br2

 D. C2H5Br

Đáp án: D

Bài 14: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết

 A. thành phần phân tử.

 B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

 C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

 D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.

Đáp án: C

Bài 15: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là

 A. 10.

 B. 13.

 C. 14.

 D. 12.

Đáp án: B

Liên kết trong phân tử C4H10 có thể biểu diễn như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Vậy có 13 liên kết đơn trong phân tử C4H10.

Bài 16: Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl , có số công thức cấu tạo là

 A. 4.

 B. 3.

 C. 1.

 D. 2.

Đáp án: D

Có hai công thức cấu tạo là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 17: Có các công thức cấu tạo sau:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ?

 A. 3 chất.

 B. 2 chất.

 C. 1 chất.

 D. 4 chất.

Đáp án: C

Các công thức trên đều biểu diễn chất có công thức phân tử C5H12 mạch không nhánh.

Bài 18: Rượu etylic có công thức là

 A. CH3OH

 B. C2H5OH

 C. CH3ONa

 D. C2H5ONa

Đáp án: B

Bài 19: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 22. Công thức phân tử của X là

 A. C4H8

 B. C3H8

 C. C3H6

 D. C6H6

Đáp án: B

MX = 21.MH2 = 21.2 = 44 (g/mol)

Vậy X là C3H8.

Bài 20: Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

 B. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV.

 C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

 D. Trong hợp chất hữu cơ, oxi có hóa trị I hoặc II.

Đáp án: D.

Trắc nghiệm Bài 36: Metan

Bài 1: Những phát biểu nào sau đây không đúng? 

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng. 

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. 

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất. 

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ. 

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H. 

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

A. 1, 3, 5.                B. 1, 2, 6.

C. 2, 4, 6.                D. 2, 4, 5

Lời giải

Các phát biểu không đúng: 2, 4, 6

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí => Sai, khí metan nhẹ hơn không khí.

4) Hỗn hợp giữa Metan và Clo là hỗn hợp nổ => Sai.

6) Metan tác dụng với Clo ở điều kiện thường => Sai, phải có chiếu sáng thì phản ứng mới xảy ra

Đáp án: C

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

A. 22,4 lít và 22,4 lít.

B. 11,2 lít và 22,4 lít.

C. 22,4 lít và 11,2 lít.

D. 11,2 lít và 22,4 lít.

Lời giải

Bài tập về metan

CH4 + 2O2Bài tập về metanCO2 + 2H2O

0,5  →  1      →    0,5 mol

⇒VO2 = 1.22,4 = 22,4 lít

VCO2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Đáp án: C

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí metan (đktc). Lấy sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9                         B. 10

C. 12                       D. 15

Lời giải

Bài tập về metan

CH4 + 2O2Bài tập về metan CO2 + 2H2O

0,15              →        0,15 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,15 mol       →         0,15 mol

mCaCO3 = 0,15.100 = 15 gam

Đáp án: D

Bài 4: Cho 2,24 lít khí metan (đktc) phản ứng hoàn toàn với V lít khí Cl2 cùng điều kiện thu được chất A và HCl. Biết clo chiếm 83,53% khối lượng của A. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 4,48.

C. 3,36.

D. 6,72.

Lời giải

Bài tập về metan

CTPT của A là CH4-xClx

Ta có:

Bài tập về metan

=> x = 2

=> A là CH2Cl2

Pthh: CH4 + 2Cl2 → CH2Cl2 + 2HCl

         2,24 → 4,48 lít

=> V = 4,48 (l)

Đáp án: B

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

A. CH4.                    B. C2H6.

C. C3H8.                  D. C4H10.

Lời giải

Bài tập về metan

Cách 1:

PTHH: Bài tập về metan

Theo pt:                                    n         n + 1    

Theo đb:                                  0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

nankan = nH2O - nCO2

⇒nankan = 0,2 - 0,1 = 0,1 (mol)

Bài tập về metan

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Đáp án: A

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí  và 2,34 gam . Xác định CTPT của 2 ankan.

A. CH4 và C2H6.

B. C2H6 và C3H8.

C. C3H8 và C4H10.

D. CH4 và C3H8

Lời giải

Bài tập về metan

Pthh

Bài tập về metan

nankan = nH2O - nCO2

⇒nankan = 0,13 - 0,1 = 0,03 (mol)

Bài tập về metan

⇒ 2 ankan là: CH4, C2H6

Đáp án: A

Bài 7: Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:

A. Phản ứng cháy

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng thế

D. Phản ứng trùng hợp

Lời giải

Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là: phản ứng thế

Đáp án: C

Bài 8: Chọn Bài đúng trong các Bài sau:

A. Metan có nhiều trong khí quyển

B. Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

C. Metan có nhiều trong nước biển

D. Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.

Lời giải

Bài đúng là: Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

Đáp án: B

Bài 9: Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

A. CH4 và Cl2.

B.  H2 và O2.

C. CH4 và O2.

D. cả B và C đều đúng

Lời giải

Các hỗn hợp khí khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: H2 và O2 và CH4 và O2.

Đáp án: D

Bài 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau: 

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit. 

b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế. 

c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo. 

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

A. 1                   B. 2

C. 3                   D. 4

Lời giải

Phát biểu đúng: b). Vậy số phát biểu đúng là 1

Các phát biểu sai là:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit => Sai vì tạo khí cacbonic (CO2) chứ không phải là lưu huỳnh đioxit

c) Trong phản ứng hóa học giữa Metan và Clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử Hiđro của Metan có thể được thay thế bởi nguyên tử Clo => Sai.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích Metan và một thể tích Oxi là hỗn hợp nổ mạnh => Sai, hỗn hợp nổ gồm một thể tích Metan và hai phần thể tích Oxi

Đáp án: A

Bài 11: Tính chất vật lí cơ bản của metan là

 A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.

 B. chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước.

 C. chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

 D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

Đáp án: D

Bài 12: Chất nào sau đây có phản ứng thế với clo?

 A. CO2

 B. Na

 C. C

 D. CH4

Đáp án: D

Bài 13: Đốt cháy khí metan bằng khí oxi. Nếu hỗn hợp nổ mạnh thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi là

 A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi.

 B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.

 C. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.

 D. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi.

Đáp án: C

Bài 14: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với

 A. H2O, HCl.

 B. Cl2, O2.

 C. HCl, Cl2.

 D. O2, CO2.

Đáp án: B

Bài 15: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là

 A. phản ứng cộng.

 B. phản ứng thế.

 C. phản ứng tách.

 D. phản ứng trùng hợp.

Đáp án: B

Bài 16: Đốt cháy hợp chất hữu cơ nào sau đây thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O?

 A. CH4

 B. C4H6

 C. C2H4

 D. C6H6

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36 (có đáp án): Metan

Bài 17: Khí metan có lẫn khí cacbonic. Để thu được khí metan tinh khiết cần

 A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

 B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.

 C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.

 D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư.

Đáp án: A

Dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư. Khí CO2 phản ứng bị giữ lại, khí metan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được metan tinh khiết.

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Bài 18: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?

 A. 2

 B. 3

 C. 4

 D. 5

Đáp án: C

Các cặp chất phản ứng với nhau là: CH4 và Cl2; CH4 và O2; Cl2 và H2; H2 và O2.

Bài 19: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là

 A. 50% và 50%.

 B. 75% và 25%.

 C. 80% và 20%.

 D. 40% và 60%.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36 (có đáp án): Metan

Bài 20: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là

 A. 5,6 lít.

 B. 11,2 lít.

 C. 16,8 lít.

 D. 8,96 lít.

Đáp án: B

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36 (có đáp án): Metan

VCO2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít.

Trắc nghiệm Bài 37: Etilen

Bài 1: Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch HCl

C. dung dịch brom.

D. dung dịch AgNO3.

Lời giải

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư, etilen bị giữ lại, thu được etan không phản ứng thoát ra ngoài

CH= CH2 + Br2 → CH2Br = CH2Br 

Đáp án: C

Bài 2: Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH4.

B. CH3CH2OH.

C. CH3-CH3.

D. CH2=CH-CH3.

Lời giải

Chất vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết đôi (giống etilen)

=> CH= CH-CH3

Đáp án: D

Bài 3: Tính chất vật lí của etilen là

A. Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

C. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

D. Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Lời giải

Tính chất vật lí của etilen là: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

Đáp án: B

Bài 4: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?

A. Điều chế PE.

B. Điều chế rượu etylic.

C. Điều chế khí ga.

D. Dùng để ủ trái cây mau chín.

Lời giải

Ứng dụng không phải của etilen là: Điều chế khí ga.

Đáp án: C

Bài 5: Phản ứng cháy giữa etilen và oxi thu được số mol CO2 và số mol H2O sinh ra theo tỉ lệ là:

A. 1 : 1                  B. 2 : 1            

C. 1 : 2                  D. Kết quả khác

Lời giải

PTHH:  C2H4 + 3O2Bài tập etilen2CO2 + 2H2O

=> tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O là 1 : 1

Đáp án: A

Bài 6: Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

A. 84,0 lít.              B. 16,8 lít.

C. 56,0 lít.              D. 44,8 lít

Lời giải

Bài tập etilen

PTHH:  C2H4 + 3O2Bài tập etilen2CO2 + 2H2O

                          0,75 mol     ←        0,5 mol

⇒ VO2 = 0,75.22,4 = 16,8 lít

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhôngkhí = Bài tập etilen = 84 lít

Đáp án: A

Bài 7: Dẫn 5,6 lít (đktc) khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch nước brom, đã làm mất màu hoàn toàn dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích khí metan (đktc) trong hỗn hợp là

A. 0,56 lít.

B. 5,04 lít.

C. 0,28 lít.

D. 3,36 lít

Lời giải

a) Dẫn 2 khí qua dung dịch nước brom chỉ có C2H4 phản ứng

C2H4  + Br2 → C2H4Br2

0,025 ← 0,025 mol

nCH4 = nhh - nC2H4 = 0,25 - 0,025 = 0,225 mol

VCH4 = 0,225.22,4 = 5,04 lít

Đáp án: B

Bài 8: Trong phân tử etilen có

A. 1 nguyên tử C

B. 2 nguyên tử C

C. 3 nguyên tử H

D. 6 nguyên tử H

Lời giải

Phân tử etilen có CTPT là C2H4

=> trong etilen có 2 nguyên tử C

Đáp án: B

Bài 9: CH4 và C2H4 giống nhau ở phản ứng nào sau đây?

A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro

C. tham gia phản ứng trùng hợp

D. tham gia phản ứng cháy với oxi.

Lời giải

CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là tham gia phản ứng cháy với oxi.

Đáp án: D

Bài 10: Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

A. 1               B. 2

C. 3               D. 4

Lời giải

Chất tác dụng với dung dịch nước brom là C2Hvì trong phân tử C2H4 có liên kết đôi

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br = CH2Br 

Đáp án: A

Bài 11: Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

A. 20%.              B. 40%.

C. 80%.              D. 60%

Lời giải

Bài tập etilen

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

              0,025        ←        0,025

⇒ VC2H4 = 0,025.22,4 = 0,56 lít ⇒ VCH4 = 2,8 - 0,56 = 2,24 lít

Bài tập etilen

Đáp án: C

Bài 12: Đốt cháy hết 36 gam hỗn hợp khí C3H6 và C2H6 trong O2 dư thu được 56 lít CO2 (đktc). Thể tích khí C3H6 ở đktc là

A.  11,2 lít              B. 22,4 lít.

C. 33,6 lít.             D. 44,8 lít.

Lời giải

Gọi số mol của C3H6 và C2H4 lần lượt là x và y mol

=> mhỗnhợp = 42x + 28y = 36  (1)

C3H6 + Bài tập etilenO2Bài tập etilen3CO2 + 3H2O

 x mol         →        3x mol

C2H6 + Bài tập etilenO2Bài tập etilen 2CO2 + 3H2O

 y mol         →       2y mol

nCO2 = 3x + 2y = 2,5 mol (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ:

Bài tập etilen

⇒VC3H6 = VC2H4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Đáp án: A

Bài 13: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có

 A. hai liên kết đôi.

 B. một liên kết đôi.

 C. một liên kết đơn.

 D. một liên kết ba.

Đáp án: B

Bài 14: Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?

 A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.

 B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

 C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

 D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.

Đáp án: B

Bài 15: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ

 A. 2 : 1.

 B. 1 : 2.

 C. 1 : 3.

 D. 1 : 1.

Đáp án: D

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 37 (có đáp án): Etilen

Khi đốt cháy khí etilen thu được số mol CO2 bằng số mol nước.

Bài 16: Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?

 A. metan.

 B. etan.

 C. etilen.

 D. axetilen.

Đáp án: C

Bài 17: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là

 A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

 B. tham gia phản ứng thế với brom khi chiếu sáng.

 C. tham gia phản ứng trùng hợp.

 D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

Đáp án: D

Bài 18: Khí metan có lẫn một lượng nhỏ khí etilen. Để thu được metan tinh khiết, ta dẫn hỗn hợp khí qua

 A. dung dịch brom.

 B. dung dịch phenolphtalein.

 C. dung dịch axit clohidric.

 D. dung dịch nước vôi trong.

Đáp án: A

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom. Khí etilen phản ứng với brom bị giữ lại trong dung dịch.

  CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br.

Khí metan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch, thu được metan tinh khiết.

Bài 19: Phản ứng đặc trưng của khí etilen là

 A. phản ứng cháy.

 B. phản ứng thế.

 C. phản ứng cộng.

 D. phản ứng phân hủy.

Đáp án: C

Bài 20: Trong phòng thí nghiệm, người ta đun rượu etylic với chất xúc tác là H2SO4 đặc, ở nhiệt độ 170°C để điều chế khí X. Khí X là

 A. Cl2.

 B. CH4.

 C. C2H4.

 D. C2H2.

Đáp án: C

Bài 21: Trùng hợp 1 mol etilen (với hiệu suất 100 %) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là

 A. 7 gam.

 B. 14 gam.

 C. 28 gam.

 D. 56 gam.

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 37 (có đáp án): Etilen

Bảo toàn khối lượng có:

mtrước = msau ⇔ mpoli etilen = metilen = 1.28 = 28 gam.

Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen ở đktc cần dùng lượng oxi (ở đktc) là

 A. 11,2 lít.

 B. 16,8 lít.

 C. 22,4 lít.

 D. 33,6 lít.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 37 (có đáp án): Etilen

Trắc nghiệm Bài 38: Axetilen

Bài 1: Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.

B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.

D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Lời giải

- Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2Bài tập axetilen4CO+ 2H2O

=> axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ là: 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

Đáp án: B

Bài 2: Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?

A. 1                B. 2

C. 3                D. 4

Lời giải

Các chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H4, C3H4, C2H2.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Đáp án: C

Bài 3: Khi đốt khí axetilen, số mol COvà H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

A. 1 : 1.               B. 1 : 2

C. 1 : 3.               D. 2 : 1.

Lời giải

Phương trình đốt cháy axetilen: 2C2H2 + 5O2Bài tập axetilen 4CO2 + 2H2O

=> CO2 và H2O tạo thành theo tỉ lệ 4 : 2 = 2 : 1

Đáp án: D

Bài 4: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Lời giải

Khí axetilen không có phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Đáp án: D

Bài 5: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4 ; C6H6.

B. C2H4 ; C2H6.

C. CH4 ; C2H4

D. C2H4 ; C2H2.

Lời giải

2 chất đều làm mất màu dung dịch brom là: C2H4 ; C2H2.

Đáp án: D

Bài 6: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là

A. C2H2.                 B. C2H4.       

C. C2H6.                 D. CH4.

Lời giải

MX = 0,8125.MO2 = 0,8125.32 = 26

Ta có: MC2H2 = 26; MC2H4 = 28; MC2H6 = 30; MCH4 = 16

=> khí X là C2H2

Đáp án: A

Bài 7: Tính chất vật lý của axetilen là

A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí.

D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Lời giải

Tính chất vật lý của axetilen là :

- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = Bài tập axetilen)

- Ít tan trong nước

Đáp án: B

Bài 8: Cấu tạo phân tử axetilen gồm

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.         

B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.           

D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Lời giải

- Công thức cấu tạo của axetilen:  

=> cấu tạo phân tử axetilen gồm:

+ Có 1 liên kết ba giữa 2 nguyên tử cacbon

+ Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hóa học

Đáp án: A

Bài 9: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết đơn.

B. một liên kết đôi

C. một liên kết ba.

D. hai liên kết đôi.

Lời giải

- Công thức cấu tạo của axetilen:

=> Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có một liên kết ba

Đáp án: C

Bài 10: Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có

A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Lời giải

Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Đáp án: C

Bài 11: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.

B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Lời giải

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

2CH4Bài tập axetilenC2H2 + 3H2

Đáp án: D

Bài 12: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

A. metan.           B. etilen. 

C. axetilen.         D. etan

Lời giải

Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là axetilen.

Đáp án: C

Bài 13: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

X + H2O → Y + Z 

Y + O2 → T + H2

T + Z → CaCO3 + H2

X, Y, Z, T lần lượt là

A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.            

B. CaC2,C2H2, CO2, Ca(OH)2

C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.              

D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.

Lời giải

CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2

  (X)                     (Y)           (Z)

2C2H2 + 5O2Bài tập axetilen4CO2 + 2H2O

  (Y)                            (T)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(T)        (Z)

=> X, Y, Z, T lần lượt là CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2

Đáp án: C

Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

A. 300 lít.               B. 280 lít.

C. 240 lít.               D. 120 lít.

Lời giải

Phương trình đốt cháy khí axetilen:

2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O

1 mol → 2,5 mol

⇒VO2 = 2,5.22,4 = 56 lít

Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhôngkhí = Bài tập axetilen = 280 lít

Đáp án: B

Bài 15: Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là

A. 24 ml.               B. 30 ml.

C. 36 ml.               D. 42 ml.

Lời giải

Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml

=> Vhỗnhợp = x + y = 24 ml   (1)

CH4   +  2O2 → CO2 + 2H2O

 x    →    2x   →  x

2C2H2 + 5O→ 4CO2 + 2H2O

  y     →   2,5y  → 2y

⇒∑VO2 = 2x +2,5y = 54 ml (2)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình:

Bài tập axetilen

⇒VCO2 = x + 2y = 36 ml

Đáp án: C

Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 lít khí oxi. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là

A. CH4 40% và C2H2 60%.

B. CH4 80% và C2H2 20%.

C. CH4 20% và C2H2 80%.

D. CH4 60% và C2H2 40%.

Gọi số mol của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen (phần 2)

Đáp án: C

Bài 17: Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,02.

B. 0,01.

C. 0,015.

D. 0,005.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen (phần 2)

Đáp án: B

Bài 18: Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử A B C
Dung dịch brom Không hiện tượng Mất màu Không hiện tượng
Dung dịch nước vôi trong Không hiện tượng Không hiện tượng Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

A. Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

B. Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

C. Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

D. Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Khí làm mất màu dung dịch brom là axetilen ⇒ Bình B chứa axetilen

Khí làm vẩn đục nước vôi trong là cacbonic ⇒ Bình C chứa cacbonic

Khí không phản ứng với cả 2 chất là metan ⇒ Bình A chứa metan

Đáp án: B

Bài 19: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

 A. một liên kết đơn.

 B. một liên kết đôi.

 C. một liên kết ba.

 D. hai liên kết đôi.

Đáp án: C

Bài 20: Axetilen có tính chất vật lý nào sau đây

 A. là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

 B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

 C. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí .

 D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Đáp án: B

Bài 21: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

 A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

 B. Phản ứng cháy với oxi.

 C. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

 D. Phản ứng cộng với hiđro.

Đáp án: C

Bài 22: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

 A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.

 B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

 C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

 D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Đáp án: D

Bài 23: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

 A. metan.

 B. etilen.

 C. axetilen.

 D. etan.

Đáp án: C

Bài 24: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

 A. CH4; C6H6.

 B. CH4; C2H6.

 C. CH4; C2H4.

 D. C2H4; C2H2.

Đáp án: D

Bài 25: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

 A. 16,0 gam.

 B. 20,0 gam.

 C. 26,0 gam.

 D. 32,0 gam.

Đáp án: D

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

→ mBrom pư = 0,2.160 = 32 gam.

Bài 26: Thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol axetilen là (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

 A. 300 lít.

 B. 280 lít.

 C. 240 lít.

 D. 120 lít.

Đáp án: B

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

→ VO2 pư = 2,5.22,4 = 56 lít → Vkk = 56.5 = 280 lít.

Bài 27: Trong điều kiện thích hợp 1 mol khí axetilen tác dụng hoàn toàn với 2 mol khí hiđro, thu được chất khí là

 A. C3H6.

 B. C2H6.

 C. C3H4,

 D. C2H4.

Đáp án: B

  C2H2 + 2H2 → C2H6

Bài 28: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của axetilen trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

 A. 20%.

 B. 70%.

 C. 40%.

 D. 60%.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư chỉ có axetilen phản ứng

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

Trắc nghiệm Bài 39: Benzen

Bài 1: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 23,55 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

A. 11,7 gam.             B. 13,77 gam.                 

C. 14,625 gam.         D. 9,945 gam.

Lời giải

Bài tập benzen

Phương trình phản ứng:

C6H6Br + Br2Bài tập benzenC6H5Br + HBr

0,15  ←   0,15     ←   0,15              (mol)

mbenzentheothuyết = 0,15.78 = 11,7 gam.

Vì hiệu suất chỉ đạt 85%  => khối lượng benzen cần dùng là: 

mbenzen Bài tập benzen

Đáp án: B

Bài 2: Cho brom phản ứng với benzen tạo ra brombenzen (bột sắt làm xúc tác). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 80%.

A. 9,75 gam.

B. 6,24 gam.

C. 7,80 gam.

D. 10,53 gam

Lời giải

Bài tập benzen

Phương trình hóa học:

Bài tập benzen

0,1               ←        0,1                 (mol)

Bài tập benzen

Bài tập benzen

Đáp án: A

Bài 3: Đốt cháy hòa toàn 15,6 gam benzen rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. tăng 56,4 gam.

B. giảm 28,2 gam.

C. giảm 56,4 gam.

D. tăng 28,2 gam

Lời giải

Bài tập benzen

Phương trình hóa học:

Bài tập benzen

   0,2       →      1,2 → 0,6   (mol)

Bài tập benzen

   1,2    →           1,2            (mol)

Bài tập benzen

⇒ khối lượng dung dịch giảm là: 

120 − 63,6 = 56,4 ( g )

Đáp án: C

Bài 4: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Benzen + Cl2 (as).                                     

B. Benzen + H2 (Ni, p, to).    

C. Benzen + Br2 (dd).    

D. Benzen + HNO3 (đ)/H2SO4 (đ).

Lời giải

Phản ứng không xảy ra là: benzen + Br2 (dd).

Benzen chỉ phản ứng với brom nguyên chất và có mặt xúc tác Fe, không phản ứng với dung dịch nước brom

Đáp án: C

Bài 5: Tính chất nào không phải của benzen là

A. Dễ thế.

B.  Khó cộng.       

C. Bền với chất oxi hóa.

D. Kém bền với các chất oxi hóa.

Lời giải

Tính chất nào không phải của benzen là kém bền với các chất oxi hóa.

Đáp án: D

Bài 6: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

A. C6H5Cl.

B. C6H4Cl2.

C. C6H6Cl6.

D. C6H3Cl3.

Lời giải

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A.

C6H6 + 3Cl2Bài tập benzenC6H6Cl6 

Đáp án: C

Bài 7: Tính chất nào không phải của benzen ?

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).                        

B. Tác dụng với HNO3 /H2SO4 (đ).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.            

D. Tác dụng với Cl2 (as).

Lời giải

Tính chất không phải của benzen là tác dụng với dung dịch KMnO4

Đáp án: C

Bài 8: Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

 A. 12,56 gam.

 B. 15,7 gam.

 C. 19,625 gam.

 D. 23,8 gam.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Khối lượng brombenzen tính theo lý thuyết là: mLT = 0,1.157 = 15,7 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng brombenzen thực tế thu được là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Bài 9: Đốt cháy chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?

 A. metan.

 B. etilen.

 C. benzen.

 D. etilen và benzen.

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Vậy đốt cháy benzen thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước.

Bài 10: Benzen có ứng dụng nào sau đây?

 A. Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, dược phẩm…

 B. Làm nhiên liệu trong đèn xì.

 C. Làm nguyên liệu sản xuất PE.

 D. Kích thích hoa quả mau chín.

Đáp án: A

Bài 11: Tính chất vật lý nào sau đây của benzen là sai?

 A. Benzen là chất lỏng, không màu.

 B. Benzen độc.

 C. Benzen không tan trong nước.

 D. Benzen nặng hơn nước.

Đáp án: D

D sai vì benzen nhẹ hơn nước.

Bài 12: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là

 A. Phân tử có vòng.

 B. Phân tử có 3 liên kết đôi.

 C. Phân tử có vòng 6 cạnh, chứa các liên kết đôi.

 D. Phân tử có vòng 6 cạnh, chứa 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.

Đáp án: D

Bài 13: Phản ứng đặc trưng của benzen là

 A. phản ứng cháy.

 B. phản ứng trùng hợp.

 C. phản ứng thế với brom (có bột sắt xúc tác).

 D. phản ứng hóa hợp với brom (có bột sắt xúc tác).

Đáp án: C

Bài 14: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Đáp án: B

Bài 15: Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 78 đvC. Vậy A là

 A. axetilen.

 B. metan.

 C. etilen.

 D. benzen.

Đáp án: D

Bài 16: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 31,4 gam brombenzen? Biết hiệu suất phản ứng là 85%

 A. 15,6 gam.

 B. 13,26 gam.

 C. 18,353 gam.

 D. 32 gam.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Theo PTHH có: nbenzen = nbrombenzen = 0,2 mol

→ Khối lượng benzen theo lý thuyết: mLT = n.M = 0,2.78 = 15,6 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 85% → khối lượng brom thực tế là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Bài 17: Cần bao nhiêu kg oxi để đốt cháy hết 3,9 kg benzen?

 A. 24 kg

 B. 12 kg

 C. 16 kg

 D. 36 kg

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Bài 18: Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

 A. 12,56 gam.

 B. 15,7 gam.

 C. 19,625 gam.

 D. 23,8 gam.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Khối lượng brombenzen tính theo lý thuyết là: mLT = 0,1.157 = 15,7 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng brombenzen thực tế thu được là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Bài 19: Đốt cháy chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?

 A. metan.

 B. etilen.

 C. benzen.

 D. etilen và benzen.

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Vậy đốt cháy benzen thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước.

Bài 20: Benzen có ứng dụng nào sau đây?

 A. Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, dược phẩm…

 B. Làm nhiên liệu trong đèn xì.

 C. Làm nguyên liệu sản xuất PE.

 D. Kích thích hoa quả mau chín.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Bài 1: Cho các Bài sau: 

a) Dầu mỏ là một đơn chất. 

b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. 

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon. 

d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định. 

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau. 

Số Bài đúng là

A. 1                B. 2

C. 3                D. 4

Lời giải

Bài đúng là Bài c và Bài e.

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

Những Bài sai là:

a), b) và d) sai vì dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và 1 số hợp chất khác

Đáp án: B

Bài 2: Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

A. Vốn đầu tư không lớn.

B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.

D. Tất cả các lý do trên.

Lời giải

Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

- Vốn đầu tư không lớn

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

- Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện

Đáp án: D

Bài 3: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:

A. Phun nước vào ngọn lửa.

B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.

C. Phủ cát lên ngọn lửa.

D. Cả B và C đều đúng.

Lời giải

Cách làm đúng là B và C vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.

Cách làm A là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.

Đáp án: D

Bài 4: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:

A. Do dầu không tan trong nước

B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau

C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết

D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý.

Lời giải

Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết

Đáp án: C

Bài 5: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,12 lít.                 B. 2,24 lít.           

C. 3,36 lít.                 D. 4,48 lít.

Lời giải

CH4 + 2O2Bài tập dầu mỏ và khí thiên nhiênCO2 + 2H2O      (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O     (2)

Bài tập dầu mỏ và khí thiên nhiên

Giả sử số mol của V lít khí thiên nhiên là x (mol) => chứa khí CH4 0,96x mol

CH4 + 2O2Bài tập dầu mỏ và khí thiên nhiênCO2 + 2H2O

0,96x       →      0,96x

⇒ ∑nCO2(2) = 0,96x + 0,02x = 0,98x mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,98x mol      →       0,98x mol

=> nCaCO3 = 0,98x = 0,049  => x = 0,05 mol

⇒VCO2 = 0,05.22,4 = 1.12 lít

Đáp án: A

Bài 6: Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ?

 A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

 B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước.

 C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước.

 D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước.

Đáp án: A

Bài 7: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

 A. phun nước vào ngọn lửa.

 B. phủ cát vào ngọn lửa.

 C. thổi oxi vào ngọn lửa.

 D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Đáp án: B

Bài 8: Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là

 A. H2.

 B. CH4.

 C. C2H4.

 D. C2H2.

Đáp án: B

Bài 9: Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là

 A. nhỏ hơn 0,5%.

 B. lớn hơn 0,5%.

 C. bằng 0,5%.

 D. bằng 0,05%.

Đáp án: A

Bài 10: Crăckinh dầu mỏ để thu được

 A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.

 B. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn.

 C. hiđrocacbon nguyên chất.

 D. dầu thô.

Đáp án: A

Bài 11: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn

 A. thép.

 B. gang.

 C. kim cương.

 D. bạc.

Đáp án: C

Bài 12: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là

 A. hiđro.

 B. metan.

 C. etilen.

 D. axetilen.

Đáp án: B

Bài 13: Nhận xét nào sau đây là sai?

 A. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

 B. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong đời sống và sản xuất.

 C. Crackinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.

 D. Khí thiên nhiên là do cây quang hợp sinh ra.

Đáp án: D

Bài 14: Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

 A. 9,6 lít.

 B. 19,2 lít.

 C. 28,8 lít.

 D. 4,8 lít.

Đáp án: B

Theo bài ra, trong 10 lít khí thiên nhiên có 9,6 lít CH4; 0,2 lít N2 và 0,2 lít CO2.

Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án): Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.

Theo PTHH cứ 1 mol CH4 phản ứng cần 2 mol O2

→ Cứ 9,6 lít CH4 phản ứng cần 9,6.2 = 19,2 lít O2.

Bài 15: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

 A. 6,86 lít.

 B. 6,72 lít.

 C. 4,48 lít.

 D. 67,2 lít.

Đáp án: B

Theo bài ra, cứ V lít khí thiên nhiên có 0,96V lít khí CH4; 0,02V lít N2 và 0,02V lít CO2.

Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án): Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Thể tích CO2 thu được sau khí đốt:

VCO2 = VCO2 ban đầu + VCO2 (1) = 0,02V + 0,96V = 0,98V (lít)

Cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án): Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Theo PTHH (2) có: nCO2 = n↓ vậy VCO2 = 0,294.22,4 = 0,98V

→ V = 6,72 lít.

Trắc nghiệm Bài 41: Nhiên liệu

Bài 1: Nhận định nào sau đây là sai?

 A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

 B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

 C. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ …

 D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Đáp án: D

D sai vì Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.

Bài 2: Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là

 A. than gầy.

 B. than mỡ.

 C. than non.

 D. than bùn.

Đáp án: A

Bài 3: Khí nào sau đây khi cháy không gây ô nhiễm môi trường?

 A. CH4.

 B. H2.

 C. C4H10.

 D. CO.

Đáp án: B

Khí H2 khi cháy sinh ra nước nên không gây ô nhiễm môi trường.

Bài 4: Loại than nào sau đây có hàm lượng cacbon thấp nhất ?

 A. than gầy.

 B. than mỡ.

 C. than non.

 D. than bùn.

Đáp án: D

Bài 5: Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

 A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy .

 B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi .

 C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 D. Cả 3 yêu cầu trên.

Đáp án: D

Bài 6: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

 A. Nhiên liệu khí.

 B. Nhiên liệu lỏng.

 C. Nhiên liệu rắn.

 D. Nhiên liệu hóa thạch.

Đáp án: A

Bài 7: Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than có chứa 4% tạp chất không cháy là

 A. 1,792 m3.

 B. 4,48 m3.

 C. 3,36 m3.

 D. 6,72 m3.

Đáp án: A

Khối lượng cacbon có trong 1kg than trên là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 41 (có đáp án): Nhiên liệu

Vậy VO2 = 80.22,4 = 1792 lít = 1,792 m3.

Bài 8: Nhận xét nào sau đây là đúng?

 A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng.

 B. Than mỏ gồm than cốc, than chì, than bùn.

 C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn.

 D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án: C

Bài 9: Đốt hoàn toàn 12 gam than chứa 98% cacbon. Tỏa ra nhiệt lượng là (Biết rằng khi đốt 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kj nhiệt lượng)

 A. 788 kj.

 B. 772,24 kj.

 C. 386,12 kj.

 D. 896 kj.

Đáp án: C

Khối lượng C trong 12 gam than là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 41 (có đáp án): Nhiên liệu

Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 0,98.344 = 386,12 kj.

Bài 10: Đốt một mẫu than (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 kg trong oxi dư thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than trên là

 A. 94,64.

 B. 64,94.

 C. 49,64.

 D. 46,94.

Đáp án: A

Đổi 0,6 kg = 600 gam.

Đồi 1,06 m3 = 1060 lít → Vkhí = 1060 : 22,4 = 47,32 mol.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 41 (có đáp án): Nhiên liệu

Bài 11: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

A. Vừa đủ.

B. Thiếu.

C. Dư.

D. cả B và C đều đúng.

Lời giải

Bài a đúng

Bài b sai vì nhiên liệu không cháy hết.

Bài c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư

Đáp án: A

Bài 12: Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.

B. Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.

C. Vì than không cháy được trong phòng kín.

D. Vì giá thành than khá cao.

Lời giải

Không đun bếp than trong phòng kín vì khi than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.

Đáp án: B

Bài 13: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Lời giải

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

Đáp án: C

Bài 14: Biết 1 mol cacbon khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 394 kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon.

A. 147750 kJ

B. 147570 kJ

C. 145770 kJ

D. 174750 kJ

Lời giải

Khối lượng cacbon là:

Bài tập về nhiên liệu

Đổi 4,5 kg = 4500 gam

Số mol cacbon đem đi đốt là:

Bài tập về nhiên liệu

Nhiệt lượng tỏa ra là: 375.394 = 147750 kJ

Đáp án: A

Bài 15: Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?

A. 7115 kJ.

B. 246,8 kJ.

C. 264,8 kJ.

D. 284,6 kJ.

Lời giải

1 mol etilen        tạo ra      1423kJ

0,2 mol etilen     tạo ra     Bài tập về nhiên liệu= 284,6 kJ

Đáp án: D

Trắc nghiệm Bài 42: Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Bài 1: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là

 A. CO2.

 B. C2H4.

 C. C2H6.

 D. CH4.

Đáp án: B

Bài 2: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là

 A. CH4.

 B. C2H4.

 C. C3H8.

 D. C2H6.

Đáp án: B

Bài 3: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là

 A. Al4C3.

 B. CaC2.

 C. CaO.

 D. Na2S.

Đáp án: B

  CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

Bài 4: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây ?

 A. Br2

 B. NaOH

 C. NaCl

 D. AgNO3 trong NH3

Đáp án: A

Khí etilen làm mất màu dung dịch brom ngay điều kiện thường, còn khí metan thì không.

  C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Bài 5: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là

 A. C6H6Br2

 B. C6H6Br6

 C. C6H5Br

 D. C6H6Br4

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Bài 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là

 A. 5,6 lít.

 B. 11,2 lít.

 C. 16,8 lít.

 D. 8,96 lít.

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

VCO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Bài 7: Trùng hợp 14 gam etilen (với hiệu suất 100 %) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là

 A. 7 gam.

 B. 14 gam.

 C. 28 gam.

 D. 56 gam.

Đáp án: B

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Bảo toàn khối lượng có:

mtrước = msau ⇔ mpoli etilen = metilen = 14 gam.

Bài 8: Dẫn 0,05 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

 A. 16,0 gam.

 B. 20,0 gam.

 C. 26,0 gam.

 D. 32,0 gam.

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

→ mBrom pư = 0,1.160 = 16 gam.

Bài 9: Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 28 đvC. Vậy A là

 A. axetilen.

 B. metan.

 C. etilen.

 D. benzen.

Đáp án: A

Bài 10: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 15,7 gam brombenzen ? Biết hiệu suất phản ứng là 80%

 A. 15,6 gam.

 B. 7,8 gam.

 C. 9,75gam.

 D. 16 gam.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Theo PTHH có: nbenzen = nbrombenzen = 0,1 mol

→ Khối lượng benzen theo lý thuyết: mLT = n.M = 0,1.78 = 7,8 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% → khối lượng brom thực tế là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá