Với giải Câu hỏi 2 trang 41 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học
Câu hỏi 2 trang 41 KHTN lớp 7: Cát được sử dụng nhiều trong xây dựng và là nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh. Silicon oxide là thành phần chính của cát. Phân tử silicon oxide gồm 1 nguyên tử Si liên kết với 2 nguyên tử O. Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1, hãy tính tích hóa trị và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử silicon oxide và nhận xét về tích đó.
Phương pháp giải:
Quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của 2 nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B
Trả lời:
Nguyên tố | Si | O |
Hóa trị | IV | II |
Số nguyên tử | 1 | 2 |
Tích hóa trị và số nguyên tử | IV x 1 = II x 2 |
=> Tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố Si = tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố O
Lý thuyết Hóa trị
1. Khái niệm về hóa trị
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Ví dụ:
+ Trong phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp chung 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử nên H và Cl có hóa trị I.
+ Trong phân tử khí carbonic, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron, nguyên tử C góp chung 4 electron. Như vậy nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O bằng 4 đôi electron chung nên C có hóa trị IV và O có hóa trị II.
- Thông thường, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị = số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tố khác.
- Trong hợp chất, H luôn có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.
- Hóa trị của một số nguyên tố:
- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
2. Quy tắc hóa trị
- Quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Ví dụ:
+ Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:
Nguyên tố |
H |
O |
Hóa trị |
I |
II |
Số nguyên tử |
2 |
1 |
Tích hóa trị và số nguyên tử |
I × 2 = II × 1 |
+ Trong phân tử sulfur dioxide (SO2), hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của S và O như sau:
Nguyên tố |
S |
O |
Hóa trị |
IV |
II |
Số nguyên tử |
1 |
2 |
Tích hóa trị và số nguyên tử |
IV × 1 = II × 2 |
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 41 KHTN lớp 7: Cho công thức hóa học của một số chất như sau:...
Luyện tập 5 trang 42 KHTN lớp 7: Viết công thức hóa học của các chất:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học
Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian