Với giải Câu hỏi 1 trang 109 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
Câu hỏi 1 trang 109 Hóa học 10: Giải thích tại sao xu hướng phân cực của các phân tử HX giảm dần từ HF đến HI
Phương pháp giải:
Độ âm điện giảm dần
Lời giải:
Trong nhóm halogen, từ F đến I có độ âm điện giảm dần
=> Sự chênh lệch độ âm điện giữa H và X giảm dần
=> Độ phân cực H-X giảm dần từ F đến I
Lý thuyết Hydrogen halide và hydrohalic acid
1. Hydrogen halide
- Hợp chất gồm nguyên tố halogen và nguyên tố hydrogen, có dạng HX, được gọi chung là hydrogen halide.
Ví dụ: HF, HCl, HBr, HI.
- Các hợp chất hydrogen halide là các hợp chất cộng hóa trị phân cực do sự chênh lệch độ âm điện giữa nguyên tử hydrogen với các nguyên tử halogen. Sự phân cực được biểu diễn như sau: .
- Xu hướng phân cực giảm dần từ HF đến HI.
- Nhiệt độ sôi từ HF đến HI được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 18.1. Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide
Hydrogen halide |
Nhiệt độ sôi (oC) |
HF |
19,5 |
HCl |
-84,9 |
HBr |
- 66,7 |
HI |
-35,8 |
+ Từ giá trị nhiệt độ sôi cho thấy: Ở điều kiện thường, các hydrogen halide là chất khí.
+ Nhiệt độ sôi tăng dần từ HCl đến HI. Xu hướng tăng nhiệt độ này được giải thích bởi hai nguyên nhân:
Thứ nhất, sự tăng khối lượng phân tử từ HCl đến HI làm tăng năng lượng cần thiết cho quá trình sôi của chất.
Thứ hai, sự tăng kích thước và số lượng electron trong các phân tử từ HCl đến HI làm tăng cường thêm khả năng xuất hiện các lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Khi đó làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử.
+ Hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các chất còn lại trong dãy. Điều này được giải thích chủ yếu là do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau:
(HF)n
Với giá trị trung bình của n từ 5 đến 6
2. Hydrohalic acid
- Các hydrogen halide dễ tan trong nước vì phân tử phân cực.
- Trong dung dịch, hydrogen halide đều phân li ra ion H+ nên được gọi là hydrohalic acid (hay các acid HX).
Ví dụ, sự phân li của hydrogen bromide trong nước như sau:
HBr(aq) H+(aq) + Br-(aq)
- Tính acid của các dung dịch HX tăng từ HF đến HI. Trong đó:
+ Hydrofluoric acid là acid yếu do chỉ phân li một phần trong nước.
+ Hydrochloric acid, hydrobromic acid và hydroiodic acid được xếp vào loại acid mạnh do phân li hoàn toàn trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy trên là do sự giảm độ bền liên kết theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.
Lưu ý:
- Chất phân li hoàn toàn trong nước: tất cả các phân tử của chất đều phân li để tạo ra các ion; trong dung dịch sẽ không tồn tại phân tử của chất đó.
- Chất phân li một phần trong nước: không phải mọi phân tử của chất đều phân li để tạo ra các ion; trong dung dịch sẽ còn một số phân tử của chất đó.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 1 trang 112 Hóa học 10: Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid