Với giải Câu hỏi 2 trang 150 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Câu hỏi 2 trang 150 KHTN lớp 7: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên?
Phương pháp giải:
Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của mô phân sinh – nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn được duy trì khả năng phân chia. Có hai loại mô phân sinh chính là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. Mô phân sinh đỉnh có ở rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn hay gọi là chồi đỉnh và chồi nách), giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài. Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang.
Trả lời:
Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì: Hầu hết các loài thực vật đều có mô phân sinh – loại mô này giúp cho thực vật có thể sinh trưởng dễ dàng nhờ khả năng phân chia. Mô phân sinh đỉnh có ở rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn hay gọi là chồi đỉnh và chồi nách), giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài. Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang. Do đó, cây có thể lớn lên và to ra.
LÝ THUYẾT MÔ PHÂN SINH VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔ PHÂN SINH
- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn duy trì được khả năng phân chia.
- Chức năng của mô phân sinh: Sự hoạt động của mô phân sinh giúp thực vật sinh trưởng.
- Phân loại mô phân sinh: Có 2 loại mô phân sinh chính gồm mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh |
Nằm ở đỉnh rễ và đỉnh chồi |
Giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều dài |
Mô phân sinh bên |
Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây |
Giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang |
<![if !v
Vị trí các mô phân sinh trên cơ thể thực vật
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 149 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 36.1 để trả lời các yêu cầu sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 38: Thực hành: quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số loài sinh vật
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật