Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn

6.6 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 144 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Câu hỏi 3 trang 144 KHTN lớp 7: Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn.

Phương pháp giải:

Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những quá trình học được, được hình thành do lặp đi lặp lại thành thói quen nhiều lần trong quá trình sống. Tương tự, muốn hình thành những thói quen tốt như đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật giao thông… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và duy trì sau đó. Muốn loại bỏ một thói quen xấu như thức khuya, ngủ dậy muộn… cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc và thói quen tốt.

Trả lời:

Cần thực hiện thường xuyên và có kế hoạch các chuỗi hoạt động sau để bỏ thói quen ngủ dậy muộn: Có quyết tâm dậy sớm – Sắp xếp thời gian học buổi tối hợp lí – Ngủ đúng giờ - Dậy tập thể dục buổi sáng.

LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

- Các thói quen tốt ở người là các tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống.

- Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập: Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài lâu cần thường xuyên ôn tập lại bài nhiều lần.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Thói quen học bài

- Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong đời sống: Muốn hình thành các thói quen tốt như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục,… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. Muốn từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn,… cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Ứng dụng hiện tượng cảm ứng để hình thành các thói quen tốt

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 141 KHTN lớp 7: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây?...

Câu hỏi 1 trang 142 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1...

Câu hỏi 2 trang 142 KHTN lớp 7: Lấy thêm ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt...

Câu hỏi trang 143 KHTN lớp 7: Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết...

Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7: Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?...

Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 7: Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá