Với giải Bài 3 trang 76 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 3 trang 76 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng Phương pháp giải thăng bằng electron
a) NaBr + Cl2 → NaCl + Br2
b) Fe2O3 + CO → Fe + CO2
c) CO + I2O5 → CO2 + I2
d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O
e) H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2
Phương pháp giải:
Bước 1. Xác định và ghi sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.
Al0 + O20 → Al23+O32-
Bước 2. Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử.
Al0 → Al3+ + 3e
O0 + 2e → O2-
Bước 3. Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các bán phản ứng nhường và nhận electron sao cho tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận. Cộng các bán phản ứng (đã nhân hệ số) với nhau sẽ thu được sơ đồ.
2 x 3 x |
Al0 → Al3+ + 3e O0 + 2e → O2- |
⇒ 2Al0 + 3O0 → 2Al3+ + 3O2-
Bước 4. Dựa vào sơ đồ để hoàn thành phương trình dạng phân tử.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Lời giải:
a) NaBr + Cl2 → NaCl + Br2
Na+Br- + Cl20 → Na+Cl- + Br20
1 x 1 x |
2Br- → Br20 + 2e Cl20 + 2e → 2Cl- |
⇒ 2Br- + Cl2→ Br2+ 2Cl-
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
b) Fe2O3 + CO → Fe + CO2
Fe23+O2- + C2+O2- → Fe0 + C4+O22-
3 x 2 x |
C2+ → C4+ + 2e Fe3+ + 3e → Fe0 |
⇒ 2Fe3+ + 3C2+ → 2Fe + 3C4+
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
c) CO + I2O5 → CO2 + I2
C2+O2- + I25+O52- → C4+O22- + I20
5 x 2 x |
C2+ → C4+ + 2e I25+ + 5e → I20 |
⇒ 5C2+ + 2I25+ → 5C4+ + 2I2
5CO + 2I2O5 → 5CO2 + 2I2
d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O
Cr3+(OH)3- + Br20 + OH- → Cr6+O42- + Br- + H2O
2 x 3 x |
Cr3+ → Cr6+ + 3e Br20 + 2e → 2Br- |
⇒ 2Cr3+ + 3Br20 → 2Cr6+ + 6Br-
2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O
e) H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2
H+ + Mn7+O4- + H1+C2+O2-O2-H1+ → Mn2+ + H2O + C4+O2
5 x 2 x |
C2+ → C4++ 2e Mn7+ + 5e → Mn2+ |
⇒ 2Mn7+ + 5C2+ → 2Mn2++5C4+
6H+ + 2MnO4- + 5HCOOH → 2Mn2+ + 8H2O + 5CO2
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho phân tử CO2 công thức cấu tạo là O = C = O. Số oxi hóa của C là
A. −4
B. −2
C. +4
D. +2
Đáp án: C
Giải thích:
Trong mỗi liên kết C = O, C góp 2 electron, khi giả định CO2 là hợp chất ion thì hai electron này chuyển sang O.
Vì có hai liên kết C = O nên CO2 có công thức ion giả định là O2−C4+O2−.
Vậy số oxi hóa của C là +4.
Câu 2. Dựa theo số oxi hóa, các phản ứng hóa học được chia thành
A. 4 loại
B. 3 loại
C. 2 loại
D. 5 loại
Đáp án: C
Giải thích:
Dựa theo số oxi hóa, các phản ứng hóa học được chia thành 2 loại.
+ Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa
+ Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
Câu 3. Phát biểu đúng là
A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố hóa học
B. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó chỉ có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố hóa học
C. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án: C
Giải thích: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 5 trang 72 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong NH3 theo cách 2....
Câu hỏi 4 trang 73 Hóa học 10: Nguyên tố Cl thể hiện bao nhiêu số oxi hóa trong phản ứng (3)?....
Luyện tập 6 trang 74 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:....
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học