Dựa vào độ âm điện, giải thích vì sao công thức ion giả định của OF2 là F-

2.9 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 72 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử

Câu hỏi 2 trang 72 Hóa học 10Dựa vào độ âm điện, giải thích vì sao công thức ion giả định của OF2 là F-O2+Fmà không phải là F+O2-F+.

Phương pháp giải:

Trong liên kết giữa nguyên tử A và B, nếu độ âm điện của nguyên tử A nào nhỏ độ âm điện của nguyên tử B thì nguyên tử B mang phần điện tích âm, nguyên tử A mang điện tích dương.

Lời giải:

Độ âm điện của F (3,98) lớn hơn O (3,44) nên nguyên tử F mang phần điện tích âm còn nguyên tử O mang phần điện tích dương.

Lý thuyết Số oxi hóa

1. Khái niệm số oxi hóa

- Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

Ví dụ:

- Trong các hợp chất ion:

+ K+Cl-: số oxi hóa của K là +1, của Cl là -1.

+ Ca2+O2-: số oxi hóa của Ca là +2, của O là -2.

- Trong các hợp chất cộng hóa trị:

H – O – H: với giả định là hợp chất ion, hai cặp electron dùng chung sẽ lệch hoàn toàn về phía nguyên tử O (có độ âm điện lớn hơn), mỗi liên kết đơn có một electron của H bị chuyển sang O nên hợp chất ion giả định là H+O2-H+. Vậy số oxi hóa của H là +1, của O là -2.

2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất

Có hai cách để xác định số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố hóa học trong hợp chất.

Cách 1: Dựa theo số oxi hóa của một nguyên tử đã biết và điện tích của phân tử hoặc ion. Theo cách này có hai quy tắc:

- Quy tắc 1:

+ Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

+ Trong các hợp chất: Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride: NaH, CaH2, ...); Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như: OF2, H2O2, ...); Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, ...) luôn là +1; Số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba, ...) luôn là +2; Số oxi hóa của nhôm luôn là +3.

Quy tắc 2: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, trong một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

Ví dụ 1: Số oxi hóa của các nguyên tố Cu, Fe, O, N trong đơn chất Cu, Fe, O2, N2 đều bằng 0.

Ví dụ 2: Xác định số oxi hóa của N trong HNO3.

Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0  x = +5

Vậy N có số oxi hóa + 5 trong HNO3.

Ví dụ 3: Xác định số oxi hóa của S trong SO42

Gọi x là số oxi hóa của S, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.x + 4.(-2) = -2  x = +6

Vậy S có số oxi hóa + 6 trong SO42 .

Cách 2: Dựa theo công thức cấu tạo. Đây là cách tính điện tích các nguyên tử trong hợp chất với giả định đó là hợp chất ion dựa vào công thức cấu tạo.

Ví dụ 3: Xác định số oxi hóa của Si và O trong SiO2.

Silicon dioxide (SiO2) có công thức cấu tạo như sau O = Si = O. Trong mỗi liên kết đôi Si = O, một nguyên tử Si góp 2 electron, khi giả định SiO2 là hợp chất ion thì 2 electron này chuyển sang O. Vì có 2 liên kết Si = O nên SiO2 có công thức ion giả định là O2-Si4+O2-. Từ đó xác định được số oxi hóa của O là – 2, của Si là +4.

Ví dụ 4: Xác định số oxi hóa của H và Cl trong HCl.

Hydrochloric acid (HCl) có công thức cấu tạo như sau H – Cl. Trong liên kết đơn H - Cl, nguyên tử H góp electron, khi giả định HCl là hợp chất ion thì 1 electron này chuyển sang ClDo đó HCl có công thức ion giả định là H+Cl-. Từ đó xác định được số oxi hóa của H là + 1, của Cl là -1.

Lưu ý: Cách này có ưu điểm là áp dụng cho mọi trường hợp, tuy nhiên, cần phải biết công thức cấu tạo của chất.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 70 Hóa học 10: Quá trình bị gỉ của đinh ốc ngoài không khí được mô tả như hình dưới đây:...

Luyện tập 1 trang 71 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử nguyên tố trong các hợp chất ion Al2O3, CaF2....

Luyện tập 2 trang 71 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong hợp chất sau: N = O, CH4....

Câu hỏi 1 trang 71 Hóa học 10Dựa theo quy tắc octet, giải thích vì sao số oxi hóa của O là -2, của kim loại nhóm IA là +1, của kim loại nhóm IIA là +2 và của Al là +3....

Luyện tập 3 trang 72 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong của hợp chất: Fe2O3, Na2CO3, KAl(SO4)2....

Luyện tập 4 trang 72 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các ion: NO3-, NH4+, MnO4-....

Luyện tập 5 trang 72 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong NH3 theo cách 2....

Câu hỏi 3 trang 73 Hóa học 10Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (1), (2). Cho biết nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa....

Câu hỏi 4 trang 73 Hóa học 10Nguyên tố Cl thể hiện bao nhiêu số oxi hóa trong phản ứng (3)?....

Câu hỏi 5 trang 74 Hóa học 10Trong phản ứng ở ví dụ 1, hãy chỉ ra chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa....

Câu hỏi 6 trang 74 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử....

Câu hỏi 7 trang 74 Hóa học 10Các phản ứng trên thường gặp trong cuộc sống và sản xuất. Những phản ứng này thường diễn ra trong quá trình nào?....

Luyện tập 6 trang 74 Hóa học 10Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:....

Vận dụng 1 trang 74 Hóa học 10Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Đề xuất một vài biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại nêu trên....

Câu hỏi 8 trang 75 Hóa học 10Hãy viết các quá trình thay đổi số oxi hóa của mỗi nguyên tử nguyên tố trong phản ứng oxi hóa hoàn toàn methane....

Bài 1 trang 76 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các phân tử và ion sau đây:...

Bài 2 trang 76 Hóa học 10: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:...

Bài 3 trang 76 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng Phương pháp giải thăng bằng electron....

Bài 4 trang 76 Hóa học 10: Nước oxy già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2)....

Bài 5 trang 76 Hóa học 10: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích ethanol C2H5OH (cồn) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia....

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử

Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy

Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá