Sách bài tập Hóa học 10 Bài 13 (Cánh diều): Phản ứng oxi hóa – khử

4.7 K

Với giải sách bài tập Hóa học 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Bài 13.1 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số oxi hoá của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hoá học nào đều bằng 0.

B. Tổng số oxi hoá của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.

C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hoá là +1.

D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hoá là -2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

B sai vì: Tổng số oxi hoá của tất cả các nguyên tử trong một ion đa nguyên tử bằng điện tích ion.

C sai vì hydrogen còn có số oxi hóa -1 trong một số hợp chất như: NaH; CaH2 …

D sai vì oxygen còn có số oxi hóa -1 trong một số hợp chất như: H2O2; Na2O2 …

Bài 13.2 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số oxi hoá của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.

B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hoá bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

C. Số oxi hoá của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.

D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hoá thay đổi tuỳ thuộc vào hợp chất chứa chúng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phát biểu C sai vì: Số oxi hoá của hydrogen trong các hydride kim loại bằng -1.

Bài 13.3 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: Số oxi hoá của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là

A. -2.

B. +2.

C. +6.

D. -6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong Na2CrO4, số oxi hóa của O là -2; số oxi hóa của Na là +1.

Gọi số oxi hoá của chromium là x. Ta có:

2 × (+1) + x + 4 × (-2) = 0 ⇒ x = +6.

Bài 13.4 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: Số oxi hoá của carbon và oxygen trong C2O42- lần lượt là:

A. +3, -2.

B. +4, -2.

C. +1, -3.

D. +3, -6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có số oxi hóa của oxygen trong C2O42- là -2; gọi số oxi hóa của C là x thì:

2 . x + 4 . (-2) = -2 ⇒ x = +3.

Bài 13.5 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: Số oxi hoá của Cl trong các chất NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 lần lượt là:

A. -1, +3, +5, +7.

B. +1, -3, +5, -2.

C. +1, +3, +5, +7.

D. +1, +3, -5, +7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong các hợp chất: NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 thì Na có số oxi hóa là +1; O có số oxi hóa là -2.

Áp dụng quy tắc hóa trị có:

NaOCl+1,NaCl+3O2,NaCl+5O3,NaCl+7O4

Bài 13.6 trang 37 sách bài tập Hóa học 10: a) Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong các chất hoá học hoặc các ion sau: NO3-; H2PO4-; CaHAsO4; Mg2TiO4.

b) Ghép phân tử/ ion ở cột A với nhóm số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử/ ion ở cột B cho phù hợp.

Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong các chất hoá học hoặc các ion

Lời giải:

a) NO3-:

O có số oxi hóa là -2, gọi số oxi hóa của N là x, ta có:

x + 3. (-2) = -1 ⇒ x = +5.

H2PO4-:

H có số oxi hóa là +1, O có số oxi hóa là -2, gọi số oxi hóa của P là x ta có:

2. (+1) + x + 4.(-2) = -1 ⇒ x = +5.

CaHAsO4:

H có số oxi hóa là +1; Ca có số oxi hóa là +2; O có số oxi hóa là -2, gọi số oxi hóa của As là x, ta có:

(+2) + (+1) + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = +5.

Mg2TiO4:

Mg có số oxi hóa là +2; O có số oxi hóa là -2; gọi số oxi hóa của Ti là x, ta có:

2.(+2) + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = + 4.

b) Áp dụng các quy tắc xác định số oxi hóa, ta có:

a ghép với 2; giải thích:

Cl có số oxi hóa là -1; gọi số oxi hóa Sb là x, ta có: x + 5.(-1) = 0 ⇒ x = +5.

b ghép với 5; giải thích:

O có số oxi hóa là -2; gọi số oxi hóa của Br là x, ta có: x + 3.(-2) = -1 ⇒ x = +5.

c ghép với 4; giải thích:

Na2O2 là trường hợp đặc biệt; Na có số oxi hóa +1; O có số oxi hóa -1.

d ghép với 3; giải thích:

Na có số oxi hóa +1, gọi số oxi hóa của S là x, ta có: 2. (+1) + x = 0 ⇒ x = -2.

e ghép với 1; giải thích:

H có số oxi hóa là +1, gọi số oxi hóa của N là x, ta có: 4. (+1) + x = +1 ⇒ x = -3.

Bài 13.7 trang 38 sách bài tập Hóa học 10: Dựa vào công thức cấu tạo, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau:

Dựa vào công thức cấu tạo, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong các hợp chất

Lời giải:

Dựa vào công thức cấu tạo, ta có số oxi hóa của các nguyên tố như sau:

Ca+2C+4O23;H+12S+6O24;N3H+14+;Ca+2H12.

Bài 13.8 trang 38 sách bài tập Hóa học 10: Magnetite là một loại sắt oxide có công thức Fe3O4 (còn gọi là oxit sắt từ). Chất này được coi là hỗn hợp của hai oxide. Tìm hiểu và xác định số oxi hóa của từng nguyên tử Fe trong magnetite.

Lời giải:

Fe3O4 được coi là hỗn hợp của hai oxide là FeO và Fe2O3.

- Trong FeO số oxi hóa của O là -2, gọi số oxi hóa của Fe là x, ta có:

x + (-2) = 0 ⇒ x = +2.

- Trong Fe2O3 số oxi hóa của O là -2, gọi số oxi hóa của Fe là x, ta có:

2. x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = +3.

Bài 13.9 trang 38 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá.

B. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhận electron.

C. Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hoá.

D. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhường electron.

E. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron và bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn.

G. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhường electron và bị oxi hoá lên số oxi hoá cao hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E, G

B sai vì: Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhường electron.

D sai vì: Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron.

Bài 13.10 trang 39 sách bài tập Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khử (chất bị oxi hoá) là chất nhường electron và chất oxi hoá (chất bị khử) là chất nhận electron.

B. Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hoá.

C. Trong quá trình oxi hoá, chất oxi hoá bị oxi hoá lên số oxi hoá cao hơn.

D. Trong quá trình khử, chất khử bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn.

E. Phản ứng trong đó có sự trao đổi electron là phản ứng oxi hoá - khử.

G. Trong phản ứng oxi hoá - khử, sự oxi hoá và sự khử luôn xảy ra đồng thời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, C, D

Phát biểu B sai vì: Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa và quá trình nhận electron là quá trình khử.

Phát biểu C sai vì: Trong quá trình oxi hoá, chất khử bị oxi hoá lên số oxi hoá cao hơn.

Phát biểu D sai vì: Trong quá trình khử, chất oxi hóa bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn.

Bài 13.11 trang 39 sách bài tập Hóa học 10: Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:

Phản ứng Fe2O3 + CO → Fe + CO2 xảy ra trong quá trình luyện gang từ quặng hemantite là phản ứng …. (1) … vì có sự thay đổi … (2) … của các nguyên tố Fe và C. CO là … (3)…, trong đó C+2… (4) … electron và Fe2O3 là … (5)…, trong đó mỗi Fe+3… (6)… electron.

Lời giải:

Phản ứng Fe2O3 + CO → Fe + CO2 xảy ra trong quá trình luyện gang từ quặng hemantite là phản ứng (1) oxi hóa – khử vì có sự thay đổi (2) số oxi hóa của các nguyên tố Fe và C. CO là (3) chất khử, trong đó C+2 (4) nhường electron và Fe2O3 là (5) chất oxi hóa, trong đó mỗi Fe+3 (6) nhận 3 electron.

Bài 13.12 trang 39 sách bài tập Hóa học 10: Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pirite sắt có thành phần chính là FeS2, theo sơ đồ sau:

FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

a) Hoàn thành sơ đồ trên bằng các phương trình hoá học, cân bằng các phương trình hoá học đó. Trong sơ đồ trên, những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử? Chỉ rõ chất khử và chất oxi hoá của mỗi phản ứng đó.

b) Tính khối lượng H2SO4 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.

c) Đề xuất một công thức cấu tạo phù hợp cho FeS2, biết S có số oxi hoá -1 trong chất này.

Lời giải:

Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pirite sắt

b) 1 tấn quặng chứa 60% FeS2 (M = 120 g mol-1)

Số mol FeS2 trong 1 tấn quặng trên là: 106120.60100= 5000 mol

Sơ đồ phản ứng: FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

Dựa trên sơ đồ có số mol H2SO4 là 2.5000 = 10 000 mol.

Khối lượng H2SO4 thu được là:

98 × 10 000 = 980 000 gam = 980 kg = 0,98 tấn.

Khối lượng H2SO4 98% thu được là: 0,9898.100=1tấn.

Do hiệu suất cả quá trình là 80% nên khối lượng H2SO4 98% thực tế thu được là:

1.80100=0,8 tấn.

c) Trong FeS2 nguyên tố S có số oxi hóa -1, đề xuất công thức cấu tạo là:

Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pirite sắt

Bài 13.13 trang 39 sách bài tập Hóa học 10: Trong những phản ứng hoá học xảy ra theo các phương trình dưới đây, những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?

(1) PCl3 + Cl2 → PCl5

(2) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

(3) CO2 + 2LiOH → Li2CO3 + H2O

(4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Chọn phương án đúng.

A. (3).

B. (4).

C. (1) và (2).

D. (1), (2) và (3).

Với phương án đã chọn, chỉ ra chất khử, chất oxi hóa và viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử tương ứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phản ứng (1) và (2) là phản ứng oxi hóa – khử do có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố trong phản ứng.

1/ P+3Cl3+Cl02P+5Cl15

Chất khử là: PCl3; chất oxi hóa là: Cl2.

Quá trình oxi hóa: P+3P+5+2e

Quá trình khử: Cl02+2e2Cl1

2/ Cu0+2Ag+1NO3Cu+2NO32+2Ag0

Chất khử là: Cu; chất oxi hóa là: AgNO3.

Quá trình oxi hóa: Cu0Cu+2+2e

Quá trình khử: Ag+1+1eAg0

Bài 13.14 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Hãy xác định chất bị khử, chất bị oxi hóa trong các phản ứng hóa học dưới đây.

a) 2HNO3 + 3H3AsO3 → 2NO + 3H3AsO4 + H2O

b) NaI + 3HOCl → NaIO3 + 3HCl

c) 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

d) 6H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Lời giải:

a) 2HN+5O3+3H3As+3O32N+2O+3H3As+5O4+H2O

Chất bị oxi hóa: H3AsO3; chất bị khử: HNO3.

b) NaI1+3HOCl+1NaI+5O3+3HCl1

Chất bị oxi hóa: NaI; chất bị khử: HOCl

c) 2KMn+7O4+5H2C+32O4+3H2SO410C+4O2+K2SO4+2Mn+2SO4+8H2O

Chất bị oxi hóa: H2C2O4; chất bị khử: KMnO4.

d) 6H2S+6O4+2Al0Al+32SO43+3S+6O2+6H2O

Chất bị oxi hóa: Al; chất bị khử: H2SO4.

Bài 13.15 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Viết các phản ứng cho quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng các phản ứng sau:

a) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

b) Cr3+ + Zn → Cr + Zn2+

c) CH4 + O2 → CO2 + H2O

d) MnO2 + Al → Mn + Al2O3

Lời giải:

a) Quá trình oxi hóa: Fe+2Fe+3+ 1e

Quá trình khử: Ag+1+1eAg0

Phương trình hóa học: Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

b) Quá trình oxi hóa: Zn0Zn+2+2e

Quá trình khử: Cr+3+3eCr0

Phương trình hóa học: 2Cr3+ + 3Zn → 2Cr + 3Zn2+

c) Quá trình oxi hóa: C4C+4+8e

Quá trình khử: O20+4e2O2

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

d) Quá trình oxi hóa: Al0Al+3+3e

Quá trình khử: Mn+4+4eMn0

Phương trình hóa học: 3MnO2 + 4Al → 3Mn + 2Al2O3

Bài 13.16 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Một số loại xe ô tô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa một lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là "túi khí". Khi có va chạm mạnh xảy ra, sodium azide bị phân huỷ rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải là phản ứng oxi hoá - khử không. Vì sao? Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong NaN3.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaN3 → 2Na + 3N2

Đây là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự nhường và nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố trong phản ứng.

2Na+1N1332Na0+3N02

Số oxi hóa của Na và N trong hợp chất lần lượt là +1 và 13.

Bài 13.17 trang 40 sách bài tập Hóa học 10: Sự cháy của hydrocarbon trong oxygen:

Quá trình đốt cháy nhiên liệu (khí đốt, xăng, dầu hoặc khí hoá lỏng) là một ví dụ về sự cháy của hydrocarbon trong oxygen và cung cấp cho chúng ta năng lượng. Nếu oxygen dư thì sự cháy xảy ra hoàn toàn và cho sản phẩm là CO2 và nước. Nếu thiếu oxygen, sự cháy xảy ra không hoàn toàn và một phần carbon chuyển thành CO là một khí độc, gây ô nhiễm môi trường. Còn khi rất thiếu oxygen thì chỉ tạo ra nước và để lại muội là carbon. Hãy viết các phương trình hoá học cho phản ứng cháy của xăng (octane – C8H18) trong ba điều kiện: dư oxygen, không dư oxygen và rất thiếu oxygen. Theo em, điều kiện nào sẽ tiết kiệm năng lượng nhất? Vì sao? Trong điều kiện đó, một phân tử C8H18 sẽ nhường bao nhiêu electron?

Lời giải:

Các phương trình hóa học xảy ra:

+ Trong điều kiện dư oxygen:

2C8H18 + 25O2 → 16CO2 + 18H2O

+ Trong điều kiện không dư oxygen:

2C8H18 + 17O2 → 16CO + 18H2O

+ Trong điều kiện rất thiếu oxygen:

2C8H18 + 9O2 → 16C + 18H2O

Trong điều kiện cháy dư oxygen sẽ tiết kiệm năng lượng nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện này, một phân tử C8H18 nhường 50 electron.

C8H1808C+4+18H+1+50e

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy

Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

Lý thuyết Phản ứng oxi hóa – khử

I. Số oxi hóa

1. Khái niệm số oxi hóa

- Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

Ví dụ:

- Trong các hợp chất ion:

+ K+Cl-: số oxi hóa của K là +1, của Cl là -1.

+ Ca2+O2-: số oxi hóa của Ca là +2, của O là -2.

- Trong các hợp chất cộng hóa trị:

H – O – H: với giả định là hợp chất ion, hai cặp electron dùng chung sẽ lệch hoàn toàn về phía nguyên tử O (có độ âm điện lớn hơn), mỗi liên kết đơn có một electron của H bị chuyển sang O nên hợp chất ion giả định là H+O2-H+. Vậy số oxi hóa của H là +1, của O là -2.

2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất

Có hai cách để xác định số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố hóa học trong hợp chất.

Cách 1: Dựa theo số oxi hóa của một nguyên tử đã biết và điện tích của phân tử hoặc ion. Theo cách này có hai quy tắc:

- Quy tắc 1:

+ Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

+ Trong các hợp chất: Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride: NaH, CaH2, ...); Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như: OF2, H2O2, ...); Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, ...) luôn là +1; Số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba, ...) luôn là +2; Số oxi hóa của nhôm luôn là +3.

Quy tắc 2: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, trong một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

Ví dụ 1: Số oxi hóa của các nguyên tố Cu, Fe, O, N trong đơn chất Cu, Fe, O2, N2 đều bằng 0.

Ví dụ 2: Xác định số oxi hóa của N trong HNO3.

Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0  x = +5

Vậy N có số oxi hóa + 5 trong HNO3.

Ví dụ 3: Xác định số oxi hóa của S trong SO42

Gọi x là số oxi hóa của S, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.x + 4.(-2) = -2  x = +6

Vậy S có số oxi hóa + 6 trong SO42 .

Cách 2: Dựa theo công thức cấu tạo. Đây là cách tính điện tích các nguyên tử trong hợp chất với giả định đó là hợp chất ion dựa vào công thức cấu tạo.

Ví dụ 3: Xác định số oxi hóa của Si và O trong SiO2.

Silicon dioxide (SiO2) có công thức cấu tạo như sau O = Si = O. Trong mỗi liên kết đôi Si = O, một nguyên tử Si góp 2 electron, khi giả định SiO2 là hợp chất ion thì 2 electron này chuyển sang O. Vì có 2 liên kết Si = O nên SiO2 có công thức ion giả định là O2-Si4+O2-. Từ đó xác định được số oxi hóa của O là – 2, của Si là +4.

Ví dụ 4: Xác định số oxi hóa của H và Cl trong HCl.

Hydrochloric acid (HCl) có công thức cấu tạo như sau H – Cl. Trong liên kết đơn H - Cl, nguyên tử H góp electron, khi giả định HCl là hợp chất ion thì 1 electron này chuyển sang ClDo đó HCl có công thức ion giả định là H+Cl-. Từ đó xác định được số oxi hóa của H là + 1, của Cl là -1.

Lưu ý: Cách này có ưu điểm là áp dụng cho mọi trường hợp, tuy nhiên, cần phải biết công thức cấu tạo của chất.

II. Phản ứng oxi hóa - khử

1. Một số khái niệm

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

Fe0 + 2H+1Cl  Fe+2Cl2  + H20(1)

N3H4N+5O3 to N2+1O  + 2H2O (2)

NaOH + HCl  NaCl + H2O (3)

Phản ứng (1) là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của Fe và H.

Phản ứng (2) là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của N.

Phản ứng (3) không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.

- Một số khái niệm thường sử dụng đối với phản ứng oxi hóa – khử:

Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.

Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron

- Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: Trong một phản ứng, tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.

Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng: Al + H2SO Al2(SO4)3 + H2

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử

Al0 + H2+1SO4  Al2+3(SO4)3H20

Al là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa.

Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử

Quá trình oxi hóa: Al0  Al+3 + 3e (1)

Quá trình khử: 2H+1 + 2 H20(2)

Bước 3: Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các quá trình nhường và nhận electron sao cho tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận. Cộng các quá trình (đã nhân hệ số) với nhau sẽ thu được sơ đồ (3).

2  ×3  ×Al0Al+3   +3e2H+1   +2e    H20

 2Al0 + 6H+1 2Al+3 + 3H02(3)

Bước 4: Dựa vào sơ đồ (3) để hoàn thành phương trình dạng phân tử

2Al0 + 3H2+1SO4  Al2+3(SO4)3+ 3H20

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng: Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Bước 1: Cu0 + HN+5O3 Cu+2(NO3)2N+4O2 + H2O

Chất khử là Cu, chất oxi hóa là HNO3

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: Cu0  Cu+2 + 2e (1)

Quá trình khử: N+5 + 1e  N+4(2)

Bước 3:

1  ×2  ×Cu0Cu+2   +2eN+5   +1e    N+4

 Cu0 + 2N+5 Cu+2 + 2N+4(3)

Bước 4: Cu0 + 4HN+5O3 Cu+2(NO3)2+ 2N+4O2 + 2H2O

3. Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng

- Phản ứng liên quan đến việc cung cấp năng lượng: Quá trình oxi hóa các phân tử thường giải phòng một lượng lớn năng lượng.

+ Phản ứng đốt cháy than, củi sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt nên được con người ứng dụng để sưởi ấm, nấu nướng, ...

C + O2to  CO2

+ Các hoạt động của cơ thể đều cần năng lượng, sự hô hấp đã cung cấp oxygen để oxi hóa các chất, chẳng hạn đường glucose, sinh ra năng lượng:

C6H12O6 + 6O2 to 6CO2 + 6H2O

- Phản ứng liên quan đến việc lưu trữ năng lượng:

+ Pin lithium – ion trong điện thoại, máy tính cũng như acquy trong ô tô, xe máy có thể dự trữ năng lượng dưới dạng điện năng dựa vào các phản ứng oxi hóa – khử.

+ Phản ứng quang hợp cũng là một trong những phản ứng oxi – hóa khử quan trọng nhất trên Trái Đất, năng lượng được lấy từ ánh sáng mặt trời và tích trữ trong tinh bột.

6CO2 + 6H2to C6H12O6 + 6O2

Bên cạnh những phản ứng oxi hóa – khử quan trọng, có ích lợi đối với con người, còn có một loại phản ứng oxi hóa – khử diễn ra ngoài ý muốn.

Ví dụ: Phản ứng ăn mòn kim loại như tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa trong thức ăn làm thức ăn bị ôi thiu, cháy rừng, …

Đánh giá

0

0 đánh giá