Với giải Câu hỏi trang 74 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Câu hỏi trang 74 KHTN lớp 7: Hãy tìm thêm ví dụ về chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì trong thực tế.
Phương pháp giải:
+ Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
+ Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
+ Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Trả lời:
Ví dụ về:
+ Chùm sáng song song: máy chiếu, đèn pin
+ Chùm sáng hội tụ: ánh sáng đi qua kính lúp
+ Chùm sáng phân kì: ánh sáng Mặt Trời
Lý thuyết Chùm sáng và tia sáng
1. Chùm sáng
- Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng. Chùm sáng bao gồm nhiều tia sáng gộp thành.
- Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
- Có 3 loại chùm sáng thường gặp:
2. Tia sáng
Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
3. Thí nghiệm tạo tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song
Dùng miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ để che tấm kính của đèn pin. Bật đèn pin, điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng. Vệt sáng này hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 72 KHTN lớp 7: Thí nghiệm thu năng lượng từ ánh sáng...
Hoạt động 2 trang 76 KHTN lớp 7: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu mục III...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng