Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau

2.3 K

Với giải Bài 3 trang 154 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 33: Tập tính của động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Tập tính của động vật

Bài 3 trang 154 KHTN lớp 7: Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Tập tính của động vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 14)

Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang? Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao? Hãy đưa ra để xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.

Phương pháp giải:

Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:

- Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.

- Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Trả lời:

- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang là: Kiến ba khoang trong vườn…đến… ăn thịt sâu non.

- Tập tính đó là:

+ Ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn.

+ Đẻ trứng trong đất.

+ Ăn sâu bọ, rầy nâu.

- Không nên tiêu diệt kiến ba khoang. Vì có thể dùng kiến ba khoang như một loại thiên địch tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa màng.

- Biện pháp để hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình:

+ Sử dụng các đèn bắt côn trùng.

+ Phát quang bụi rậm quanh khu vực sinh sống.

+ Rắc vôi bột xuống đất hạn chế kiến ba khoang đến để trứng.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Tập tính không chỉ xuất hiện ở những động vật ở lớp Thú mà còn xuất hiện ở nhiều động vật có tổ chức thần kinh khác.

Câu 2. Tập tính ngủ đông ở gấu Bắc Cực có vai trò là

A. giúp gấu Bắc Cực duy trì khả năng sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.

B. giúp gấu Bắc Cực bảo vệ lãnh thổ khi các loài sinh sản nhanh chóng vào mùa đông.

C. giúp gấu Bắc Cực tạo nên các mối quan hệ hài hòa, gắn bó trong quần thể gấu Bắc cực.

D. giúp gấu Bắc Cực trốn tránh khỏi những kẻ thù nguy hiểm xuất hiện vào mùa đông.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình ngủ đông, gấu Bắc Cực giảm tiêu thụ năng lượng, đảm bảo lượng năng lượng tích lũy trước kì ngủ đông đủ để duy trì sự sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.

Câu 3. Cơ sở khoa học của biện pháp dùng đèn để bẫy côn trùng dựa trên

A. tập tính sợ ánh sáng của côn trùng.

B. tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của côn trùng.

C. tập tính sợ nhiệt độ tỏa ra từ đèn của côn trùng.

D. tập tính bị thu hút bởi nhiệt của côn trùng.

Đáp án đúng là: B

Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng. Do đó, người ta có thể sử dụng ánh sáng của bẫy đèn để thu hút côn trùng sa vào bẫy.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 150 KHTN lớp 7: Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?...

Câu hỏi 1 trang 150 KHTN lớp 7: Tập tính ở động vật là gì? Nêu ví dụ....

Luyện tập trang 150 KHTN lớp 7: Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào cột (1), (2), (3) trong bảng sau:...

Câu hỏi 2 trang 151 KHTN lớp 7: Hoàn thành cột thứ (4) trong bảng ở câu 1....

Vận dụng trang 151 KHTN lớp 7: Trước kì ngủ đông gấu thường ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu....

Thực hành trang 152 KHTN lớp 7: Phiếu quan sát thực hành:...

Câu hỏi 3 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó....

Luyện tập trang 152 KHTN lớp 7: Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn là khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuông đang quá thấp. Dựa vào đó, người ta đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong Hình 33.2?...

Câu hỏi 4 trang 153 KHTN lớp 7: Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:...

Vận dụng trang 153 KHTN lớp 7: Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng không? Hãy giải thích....

Bài 1 trang 153 KHTN lớp 7: Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi....

Bài 2 trang 154 KHTN lớp 7: Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính? ...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính của động vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá