Với giải Bài 2 trang 154 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 33: Tập tính của động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Tập tính của động vật
Bài 2 trang 154 KHTN lớp 7: Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính;
(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Trả lời:
D. (2), (4).
(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
• Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?
A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.
B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Tập tính không chỉ xuất hiện ở những động vật ở lớp Thú mà còn xuất hiện ở nhiều động vật có tổ chức thần kinh khác.
Câu 2. Tập tính ngủ đông ở gấu Bắc Cực có vai trò là
A. giúp gấu Bắc Cực duy trì khả năng sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.
B. giúp gấu Bắc Cực bảo vệ lãnh thổ khi các loài sinh sản nhanh chóng vào mùa đông.
C. giúp gấu Bắc Cực tạo nên các mối quan hệ hài hòa, gắn bó trong quần thể gấu Bắc cực.
D. giúp gấu Bắc Cực trốn tránh khỏi những kẻ thù nguy hiểm xuất hiện vào mùa đông.
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình ngủ đông, gấu Bắc Cực giảm tiêu thụ năng lượng, đảm bảo lượng năng lượng tích lũy trước kì ngủ đông đủ để duy trì sự sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.
Câu 3. Cơ sở khoa học của biện pháp dùng đèn để bẫy côn trùng dựa trên
A. tập tính sợ ánh sáng của côn trùng.
B. tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của côn trùng.
C. tập tính sợ nhiệt độ tỏa ra từ đèn của côn trùng.
D. tập tính bị thu hút bởi nhiệt của côn trùng.
Đáp án đúng là: B
Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng. Do đó, người ta có thể sử dụng ánh sáng của bẫy đèn để thu hút côn trùng sa vào bẫy.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 150 KHTN lớp 7: Tập tính ở động vật là gì? Nêu ví dụ....
Câu hỏi 2 trang 151 KHTN lớp 7: Hoàn thành cột thứ (4) trong bảng ở câu 1....
Thực hành trang 152 KHTN lớp 7: Phiếu quan sát thực hành:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật