Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy: Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực

1.7 K

Với giải Câu hỏi trang 174 Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi trang 174 Địa Lí 7: Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực.

- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Địa Lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Địa Lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 22.1, hình 22.2 và đọc thông tin trong mục 2 “Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực”.

Trả lời:

- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…

+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Lý thuyết Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Phát hiện ra châu Nam Cực là 2 nhà hàng hải người Nga. Đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành 1 cách toàn diện

- Những hoạt động của châu Nam Cực ngày càng gia tăng đe dọa đến môi trường. Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết thừa nhận châu Nam Cực được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên. Đến năm 2020, đã có 54 quốc gia thành viên.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực

Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 174 Địa Lí 7: Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:..

Đánh giá

0

0 đánh giá