Sách bài tập Địa lí 7 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

2 K

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Bài tập 1 trang 78 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 22.1 trong SGK, hãy điền thông tin phù hợp vào chỗ trống (...) trong lược đồ dưới đây:

1. Vị trí cực Nam và Vòng cực Nam 

2. Tên các đảo, quần đảo ven lục địa 

3. Kinh tuyến 0° và 180°, phần Đông Nam Cực và Tây Nam Cực 

4. Vĩ tuyến 80°N, 700N và 600N 

5. Tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực

Dựa vào hình 22.1 trong SGK, hãy điền thông tin phù hợp vào chỗ trống

Lời giải:

(*) Học sinh quan sát bản đồ dưới đây để điền thông tin

Dựa vào hình 22.1 trong SGK, hãy điền thông tin phù hợp vào chỗ trống

Bài tập 2 trang 79 SBT Địa lí 7: Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu dưới đây

- Diện tích của châu Nam Cực là ..........................

- Diện tích châu Nam Cực ……………………diện tích châu Đại Dương. 

- Diện tích châu Nam Cực....................................diện tích châu Âu. 

Lời giải:

- Diện tích của châu Nam Cực là 14,1 triệu km2

- Diện tích châu Nam Cực gần gấp đôi diện tích châu Đại Dương. 

- Diện tích châu Nam Cực gấp 1,3 lần diện tích châu Âu. 

Bài tập 3 trang 79 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 22.1 trong SGK, hãy cho biết

1. Tên một số quốc gia có trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực.

2. Các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực chủ yếu phân bố ở đâu. Tại sao?

3. Trạm nghiên cứu khoa học nằm sâu nhất trong lục địa Nam Cực là trạm nào.

4. Mục đích của các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực là gì.

Lời giải:

Yêu cầu số 1: Tên một số quốc gia có trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực.

Trạm Công chúa Elisabeth của Bỉ

Trạm Sanae IV của Nam Phi.

Trạm Neumayer III của Đức.

Trạm Halley VI của Anh.

Trạm Concordia của Pháp - Ý.

Trạm Amundsen-Scott của Mỹ.

Yêu cầu số 2:

- Các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển.

- Do thuận tiện cho việc sinh hoạt và đó là khu vực có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản

Yêu cầu số 3: Trạm nghiên cứu khoa học nằm sâu nhất trong lục địa Nam Cực là: Trạm Amundsen-Scott

Yêu cầu số 4: Mục đích của các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực là: Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên của khu vực

Bài tập 4: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 79 SBT Địa lí 7: Ý nào dưới đây thể hiện vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Nam Cực?

A. Kéo dài từ vĩ độ 50°N trở về cực Nam 

B. Kéo dài từ vĩ độ 70°N trở về cực Nam 

C. Kéo dài từ vĩ độ 600N trở về cực Nam

D. Nằm gần như trọn vẹn trong vòng cực Nam 

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 79 SBT Địa lí 7: Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm nào?

A. 1957 

B. 1958 

C. 1959

D. 1960 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 79 SBT Địa lí 7: Tính đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực Có bao nhiêu thành viên?

A. 53

B. 54

C. 55

D. 56

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 79 SBT Địa lí 7: Mục đích cơ bản của Hiệp ước Nam Cực là

A. để thăm dò và khai thác tài nguyên. 

B. để chiếm lãnh thổ. 

C. vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. 

D. để tiến hành hoạt động du lịch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết mới:

Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Đánh giá

0

0 đánh giá