Với giải Luyện tập 3 trang 36 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Luyện tập 3 trang 36 Hóa học 10: Dựa theo cấu hình electron, hãy phân loại các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 20, 29.
Phương pháp giải:
Bước 1: Viết cấu hình electron các nguyên tử
Bước 2: Phân loại các nguyên tố hóa học
Dựa vào cấu hình electron phân loại các nguyên tố hóa học như sau:
- Nguyên tố s thuộc nhóm A, cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1-2.
- Nguyên tố p thuộc nhóm A, cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1-6.
- Nguyên tố d thuộc nhóm B, cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là (n – 1)d1-10ns1-2.
- Nguyên tố f thuộc nhóm B, cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và các phân lớp sát ngoài cùng là (n – 2)f0-14(n – 1)d0-2ns2.
Lời giải:
Bước 1: Viết cấu hình electron các nguyên tử
- Z = 11: 1s22s22p63s1
- Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2
- Z = 29: 1s22s22p63s23p63d94s2
Bước 2: Phân loại các nguyên tố hóa học
- Nguyên tố Z = 11: là nguyên tố s, thuộc nhóm IA
- Nguyên tố Z = 20: là nguyên tố s, nhóm IIA
- Nguyên tố Z = 29: là nguyên tố d, nhóm IB
Lý thuyết Phân loại nguyên tố hóa học
1. Dựa theo cấu hình electron
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử, người ta phân loại các nguyên tố hóa học thành các khối nguyên tố s, p, d, f.
- Nguyên tố s là nguyên tố nhóm A mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1÷2.
Ví dụ: Nguyên tử Na (Z = 11) có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1 nên Na là nguyên tố s.
- Nguyên tố p là nguyên tố nhóm A mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1÷6.
Ví dụ: Nguyên tử O (Z = 8) có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p4 nên O là nguyên tố p.
- Nguyên tố d là nguyên tố nhóm B mà nguyên tử có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là (n-1)d1÷10ns1÷2.
Ví dụ: Nguyên tử Fe (Z = 26) có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là 3d64s2 nên Fe là nguyên tố d.
- Nguyên tố f là nguyên tố nhóm B mà nguyên tử có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là (n-2)f0÷14 (n-1)d0÷10ns1÷2. Các nguyên tố f được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn.
Chú ý: Các khối nguyên tố d và f đều là kim loại.
2. Dựa theo tính chất hóa học
- Dựa vào tính chất hóa học, các nguyên tố hóa học được phân loại thành kim loại, phi kim và khí hiếm.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 4 trang 34 Hóa học 10: Hãy cho biết những thông tin thu được từ ô nguyên tố Vanadium...
Vận dụng 3 trang 37 Hóa học 10: Hãy thu thập thông tin về các vấn đề sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron
Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học