Với giải Luyện tập 2 trang 35 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Luyện tập 2 trang 35 Hóa học 10: Từ cấu hình electron của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2, hãy xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Số hiệu nguyên tử = số thứ tự ô
- Số lớp electron = số thứ tự chu kì
- Số electron lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm.
Lời giải:
- Cấu hình của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
- Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn:
+ Z = 26: ô số 26
+ Có 4 lớp electron: chu kì 4
+ Lớp e ngoài cùng là 3d64s2: nhóm VIIIB
Lý thuyết Liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Từ cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố hóa học, có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn theo quy tắc sau:
- Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì đó.
- Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1÷2 hoặc ns2np1÷6 và nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng dạng ( n - 1)d1÷10ns1÷2.
Với nguyên tố nhóm A, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó (trừ He).
Ví dụ: Nguyên tử Na (Z = 11) với cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s1 có:
+ Số electron = số hiệu nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 11
+ Số lớp electron = số thứ tự chu kì = 3
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Na là 3s1, có 1 electron nên nguyên tố Na thuộc nhóm IA.
Lưu ý:
- Nguyên tố nhóm B còn bao gồm các nguyên tố thuộc họ lanthanide và actinide.
- Với nguyên tố nhóm B, số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n - 1)d và ns. Nếu tổng số electron của hai phân lớp (n - 1)d và ns là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB.
Ví dụ: Nguyên tử Fe (Z = 26) 1s22s22p63s23p63d64s2 có:
+ Số electron = số hiệu nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 26
+ Số lớp electron = số thứ tự chu kì = 4.
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của Fe là 3d64s2, có 8 electron nên nguyên tố Fe thuộc nhóm VIIIB.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 4 trang 34 Hóa học 10: Hãy cho biết những thông tin thu được từ ô nguyên tố Vanadium...
Vận dụng 3 trang 37 Hóa học 10: Hãy thu thập thông tin về các vấn đề sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron
Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học