Với giải Vận dụng trang 111 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 23: Quang hợp ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật
Vận dụng trang 111 KHTN lớp 7: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?
Phương pháp giải:
Bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp
- Trong lục lạp chứa sắc tố quang hợp là diệp lục - tạo nên màu xanh của lá cây (cơ quan quang hợp)
Ta quan sát thấy thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa diệp lục.
Kết luận: Các cây có lá tiêu giảm hay biến đổi chúng sẽ sử dụng bộ phận khác để quang hợp đó là: Thân cây
Trả lời:
Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.
Thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp).
Lý thuyết Vai trò của lá với chức năng quang hợp
2.1. Đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp
- Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp. Ngoài ra, các bộ phận có màu xanh lục như thân non và quả chưa chín cũng có khả năng quang hợp.
Các bộ phận của lá
- Lá có những đặc điểm về hình thái và cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp:
Cấu tạo giải phẫu của lá
+ Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp thu nhận ánh sáng được hiệu quả, đảm bảo có đủ năng lượng ánh sáng để cung cấp cho quá trình quang hợp.
+ Mạng gân lá dày đặc có vai trò dẫn nước – nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
+ Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp.
+ Lớp biểu bì lá có các khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng.
- Ngoài ra, lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng mặt trời để thu nhận được nhiều ánh sáng nhất.
Các cách xếp lá trên thân và cành
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 3 trang 108 KHTN lớp 7: Hoàn thành Sơ đồ sau:...
Câu hỏi thảo luận 4 trang 109 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 23.2, hãy xác định:...
Luyện tập trang 109 KHTN lớp 7: Hoàn thành bảng thông tin sau:...
Câu hỏi thảo luận 6 trang 110 KHTN lớp 7: Quan sát hình 23.3 cho biết:...
Câu hỏi thảo luận 9 trang 110 KHTN lớp 7: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp....
Câu hỏi thảo luận 12 trang 111 KHTN lớp 7: Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp...
Câu hỏi thảo luận 13 trang 112 KHTN lớp 7: Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:...
Câu hỏi thảo luận 14 trang 112 KHTN lớp 7: Quan sát đồ thị Hình 23.7, hãy xác định:....
Vận dụng trang 113 KHTN lớp 7:
Luyện tập trang 113 KHTN lớp 7: Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh....
Bài 5 trang 113 KHTN lớp 7: Hãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
Bài 26 : Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt