SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Quang hợp ở thực vật

6.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Bài 23.1 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là

A. rễ cây.

B. thân cây.

C. lá cây.

D. hoa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu trong bào quan lục lạp (chứa chất diệp lục) của tế bào lá → Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là lá cây.

Bài 23.2 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Loài sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

A. Cá chép.

B. Trùng roi.

C. Voi.

D. Nấm rơm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Trong các loài sinh vật trên, chỉ có trùng roi là cơ thể có chứa các hạt diệp lục nên có khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể.

- Cá chép, voi, nấm rơm đều là các sinh vật sống dị dưỡng (không thể tự tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cơ thể).

Bài 23.3 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí carbon dioxide và nước để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Sai. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.

C. Đúng. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.

D. Sai. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng chỉ xảy ra trong một số cơ thể sinh vật như thực vật, một số vi khuẩn (vi khuẩn lam,…), một số nguyên sinh vật (trùng roi,…),…

Bài 23.4 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp khí oxygen.

(3) Điều hòa trực tiếp mực nước biển.

(4) Tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng hóa học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ, đồng thời giải phóng khí oxygen. Bởi vậy, quang hợp có 2 vai trò chủ yếu là:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp khí oxygen.

- Quang hợp không có vai trò điều hòa trực tiếp mực nước biển. Đồng thời, quang hợp hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen nên cũng không làm tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí.

Bài 23.5 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

A. khí oxygen và glucose.

B. glucose và nước.

C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.

D. khí carbon dioxide và nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Theo phương trình quang hợp:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

→ Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.

Bài 23.6 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đánh dấu X vào phát biểu đúng.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

- Đánh dấu X vào phát biểu đúng:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Giải thích:

+ “Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật” là phát biểu sai. Vì ngoài thực vật, một số loại vi khuẩn như vi khuẩn lam hoặc một số loài nguyên sinh vật như trùng roi cũng có khả năng quang hợp.

+ “Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời” là phát biểu sai. Vì nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp có thể lấy từ ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn điện) như trong các trường hợp trồng cây trong nhà.

+ “Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn” là sai. Vì rắn là một loài động vật dị dưỡng, không có khả năng quang hợp.

Bài 23.7 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7Giải thích các tình huống sau:

a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?

Lời giải:

a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định vì cây xanh khi quang hợp sẽ hấp thụ khí carbon dioxide nên hàm lượng khí này trong không khí được điều hòa và giữ ở mức ổn định.

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn ánh sáng mặt trời (chủ yếu) hoặc có thể lấy từ nguồn ánh sáng đèn điện (trong một số trường hợp).

Bài 23.8 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên những sản phẩm do cây xanh cung cấp cho đời sống con người.

Lời giải:

Những sản phẩm do cây xanh cung cấp cho đời sống con người là: lương thực – thực phẩm, gỗ, thảo dược trị bệnh, hoa, tinh dầu,…

Bài 23.9 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về tác dụng của việc trồng cây xanh ở các công viên.

Lời giải:

Đoạn văn tham khảo nói về tác dụng của việc trồng cây xanh ở các công viên:

Việc trồng cây xanh trong công viên đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Trước tiên, điều dễ dàng nhận thấy là việc trồng cây xanh trong công viên sẽ tạo ra một không gian xanh mát để giúp con người vui chơi, thư giãn, giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống. Không chỉ vậy, cây xanh từ xưa đến nay luôn được coi là “lá phổi” của trái đất. Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxygen cho chúng ta thở. Đồng thời, chúng cũng hấp thụ các khí độc thải ra từ xe cộ, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất khác như CO2, amoniac, SO2, NOx, bụi bẩn,… từ đó làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ được sức khỏe cho con người. Đặc biệt, cây xanh còn có thể tạo ra bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời vừa giúp hạn chế tác hại của tia cực tím lên làn da của chúng ta vừa giúp giảm nhiệt độ của đường phố trong những ngày nắng nóng. Với rất nhiều lợi ích to lớn đã kể trên, chúng ta cần phải tích cực trồng và bảo vệ cây xanh ở môi trường sống để tương lai con em chúng ta có sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài 23.10 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở một số loại cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ, lá cây không có màu xanh lục. Ở những loại cây này, lá cây có thực hiện chức năng quang hợp không? Vì sao?

Lời giải:

- Mặc dù không có màu xanh lục nhưng lá của các cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ vẫn thực hiện chức năng quang hợp.

- Giải thích: Ngoài sắc tố màu xanh lục (chlorophyll) chứa trong lục lạp, lá còn có sắc tố cam, đỏ, tím,… (carotenoid, anthocyanin,…). Tùy vào tỉ lệ sắc tố chứa trong lá cây mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau. Ở những cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ thì hàm lượng sắc tố cam, đỏ, tím,… (carotenoid, anthocyanin,…) trong lá cao hơn nhưng lá vẫn có chứa chất diệp lục. Do đó, các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng vẫn có khả năng quang hợp bình thường.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 25: Hô hấp tế bào

Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Lý thuyết KHTN 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật

1. Quá trình quang hợp

1.1. Khái niệm quang hợp

- Khái niệm: Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng hóa học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mô tả quá trình quang hợp ở thực vật

- Phương trình quang hợp:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

- Nơi diễn ra: Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu trong bào quan lục lạp (chứa chất diệp lục) của tế bào lá cây.

1.2. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ và luôn diễn ra đồng thời với nhau:

- Trong quá trình quang hợp, nước và khí carbon dioxide được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen.

- Đồng thời, trong quá trình này, năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

2. Vai trò của lá với chức năng quang hợp

2.1. Đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp. Ngoài ra, các bộ phận có màu xanh lục như thân non và quả chưa chín cũng có khả năng quang hợp.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bộ phận của lá

- Lá có những đặc điểm về hình thái và cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Cấu tạo giải phẫu của lá

+ Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp thu nhận ánh sáng được hiệu quả, đảm bảo có đủ năng lượng ánh sáng để cung cấp cho quá trình quang hợp.

+ Mạng gân lá dày đặc có vai trò dẫn nước – nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

+ Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp.

+ Lớp biểu bì lá có các khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng.

- Ngoài ra, lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng mặt trời để thu nhận được nhiều ánh sáng nhất.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Các cách xếp lá trên thân và cành

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

a) Ánh sáng

- Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp: Cường độ ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng nhiều hoặc ít có thể làm quang hợp của lá cây tăng lên hay giảm đi.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Đồ thị mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp ở thực vật

- Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm:

+ Nhóm cây ưa sáng: có nhu cầu chiếu sáng cao, cường độ ánh sáng mạnh; thường mọc ở nơi quang đãng hoặc có thân cao, tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng. Ví dụ: Cây lúa, cây phi lao, cây thông, cây bàng,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 8)

Ví dụ về nhóm cây ưa sáng

+ Nhóm cây ưa bóng: có nhu cầu chiếu sáng thấp; thường mọc dưới tán của cây khác hoặc các nơi có bóng râm.Ví dụ: Cây lá lốt, cây dương xỉ, cây trầu không, cây lưỡi hổ,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 9)

Ví dụ về nhóm cây ưa bóng

b) Nước

- Vai trò của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:

+ Nước vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí nên nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

+ Nước cần cho cây để bù lại sự mất nước do thoát hơi nước, làm cho mô không khô, lá không bị đốt nóng.

+ Ngoài ra, nước còn có vai trò trong việc dẫn truyền các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác của cây.

- Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:Quang hợp đạt hiệu quả cao khi lá cây no nước, quang hợp giảm mạnh và có thể dẫn tới ngừng quang hợp khi thiếu nước từ 40 – 60%.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Cây bị thiếu nước làm cường độ quang hợp giảm

c) Carbon dioxide

- Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.

+ Nồng độ khí carbon dioxide thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008 đến 0,01%. Ở nồng độ thấp hơn, quang hợp yếu và có thể ngừng trệ.

+ Khi nồng độ khí carbon dioxide tăng thì quang hợp tăng. Nhưng nếu nồng độ khí carbon dioxide tăng quá cao, cây sẽ có thể chết vì bị ngộ độc.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp ở (1) cây bí đỏ, (2) cây đậu

d) Nhiệt độ

- Quang hợp của cây diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 25 – 35oC. Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở (1) cây khoai tây, (2) cây cây cà chua, (3) cây dưa chuột

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

Quang hợp ở thực vật có nhiều vai trò đối với môi trường tự nhiên và đời sống của con người cũng như các sinh vật khác:

- Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ: thỏ ăn cỏ, nhiều loại trái cây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của con người.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Cỏ cung cấp thực ăn cho bò

- Giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí → Giúp điều hòa khí hậu (hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính) đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp duy trì sự sống của nhiều sinh vật khác trong đó có con người.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7

Quang hợp thải ra oxygen

→ Việc trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng là hoạt động thiết thực, cần được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 23: Quang hợp ở thực vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 15)

Các hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá