Với giải Luyện tập trang 25 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Luyện tập trang 25 Địa lí 10: Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ => xác định quá trình trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
Trả lời:
Quá trình trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất: bóc mòn và bồi tụ.
Bóc mòn và bồi tụ là hai quá trình địa chất ngoại lực liên tục diễn ra, tác động lên bề mặt Trái Đất, làm thay đổi địa hình một cách không ngừng. Hai quá trình này luôn đi liền với nhau, tạo nên một vòng tuần hoàn vật liệu.
Bóc mòn là quá trình các yếu tố ngoại lực như nước chảy, gió, băng hà, sóng biển... làm phá hủy và cuốn trôi các vật liệu đá, đất đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu.
- Nguyên nhân:
+ Nước chảy: Sức mạnh của dòng chảy cuốn trôi đất đá, tạo thành các rãnh, khe, hẻm vực.
+ Gió: Gió thổi mạnh cuốn theo cát, đất tạo thành các cồn cát.
+ Băng hà: Băng hà di chuyển cào xới bề mặt, tạo thành các thung lũng U.
+ Sóng biển: Sóng biển đập vào bờ, mài mòn các vách đá, tạo thành các vách dựng đứng.
Bồi tụ là quá trình các vật liệu bị bóc mòn được vận chuyển đến một nơi khác và lắng đọng lại, tạo thành các địa hình mới.
- Nguyên nhân:
+ Tốc độ dòng chảy giảm: Khi tốc độ dòng chảy giảm, vật liệu nặng sẽ lắng xuống trước, vật liệu nhẹ lắng xuống sau.
+ Môi trường lắng đọng thay đổi: Khi môi trường thay đổi (ví dụ: từ môi trường nước sang môi trường cạn), vật liệu sẽ lắng đọng.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Phong hóa hóa học là
A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học.
B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học.
C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học.
D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.
Đáp án: D
Giải thích: Phong hóa hóa học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khóang vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy, khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.
Câu 2. Phong hóa sinh học chủ yếu do
A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
B. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
Đáp án: B
Giải thích: Phong hóa sinh học là quá trình phá huỷ đá và khóang vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hóa học.
Câu 3. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?
A. Bãi bồi ven sông.
B. Các rãnh nông.
C. Hàm ếch sóng vỗ.
D. Thung lũng sông.
Đáp án: A
Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hóa học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí
Bài 9: Đọc bản đồ: Các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu