Trả lời Câu 2 trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Câu 2 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?
Trả lời:
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1
Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng