Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7

4.6 K

Tài liệu soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi hay nhất

Câu 1 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Trả lời:

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, bài thơ Đường núi mang vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đống đất núi rừng làng mạc nước non mình.

- Sau khi đọc bài bình của Vũ Quần Phương, ta thấy được sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả; sáng tạo nên âm điệu lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ; tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh; sự nối liền trong bức tranh siêu thực nhiều mảng không gian, khung cảnh khác nhau;...

Câu 2 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Trả lời:

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ

Câu 3 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: người bình thơ hiểu được cái hay, cái đẹp của bài thơ, đồng thời thấu hiểu những tâm tình, tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho quê hương, cảnh vật. Thể hiện qua những lời bình: “Đấy là hình ảnh làm ấm lòng tác giả nhất”; “Ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình”.

- Theo em, đây là một sự đồng cảm đầy giá trị nghệ thuật. Người bình thơ dường như đã đặt mình vào trong tác giả, hóa thân vào bài thơ để cảm nhận được rõ rệt những tình cảm, cảm xúc của tác giả trong thơ.

Câu 4 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Trả lời:

Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,... Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ: Ôi những vạt ruộng vàng/ Chiều nay rung rinh lúa ngả/ Dải áo chàm bay múa/ Tiếng ai hát trên nương...

Câu 5 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Bài phê bình của Vũ Quần Phương là một văn bản tinh tế, chứa chan cảm xúc, nêu bật được những cảm xúc nổi bật nảy ra từ trong bài thơ. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ. 

Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.

Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là cách tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị như một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn thân thuộc ấy.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá