Kể tên một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam

3.7 K

Với giải Vận dụng trang 38 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Ngoại lực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 7: Ngoại lực

Vận dụng trang 38 Địa lí 10: Kể tên một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet,…

Trả lời:

Một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam:

- Vịnh Hạ Long;

- Động Phong Nha – Kẻ Bàng;

- Tam Cốc – Bích Động,…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Phong hoá sinh học là

A. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

B. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Đáp án: C

Giải thích: Phong hoá sinh học là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hoá học. Ví dụ: sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Sinh vật.

B. Kiến tạo.

C. Con người.

D. Khí hậu.

Đáp án: B

Giải thích: Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn, con người và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. Còn yếu tố kiến tạo thuộc về nội lực.

Câu 3. Phong hoá lí học là

A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

Đáp án: B

Giải thích: Phong hoá lí học là quá trình phá huỷ, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất. Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 35 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất...

Câu hỏi trang 36 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.4, 7.5, 7.6 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất...

Luyện tập trang 38 Địa lí 10: Em hãy lập bảng để phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học theo mẫu sau:...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Bài 7: Ngoại lực

Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài 9: Khí áp và gió

Bài 10: Mưa

Đánh giá

0

0 đánh giá