Với giải Câu hỏi 1 trang 67 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Độ to và độ cao của âm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Câu hỏi 1 trang 67 KHTN lớp 7: Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.
a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?
b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?
Phương pháp giải:
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây
=> Biểu thức mối liên hệ giữa tần số f (Hz), thời gian t (s) và số dao động N là:
Trả lời:
a) Tần số dao động của cánh muỗi là:
Tần số dao động của cánh con ong là:
Vậy con muỗi vỗ cánh nhanh hơn con ong.
b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi cao hơn con ong.
Lý thuyết Độ cao và tần số của sóng âm
1. Tần số
- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz.
- Tần số âm mà tai người có thể nghe được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.
Ví dụ: tần số của nốt nhạc: si là 494 Hz, đô là 523 Hz.
2. Độ cao của âm
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số: Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại.
Ví dụ: Nguồn âm ở hình a phát ra âm trầm hơn nguồn âm ở hình b.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 67 KHTN lớp 7: Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao)...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối