Nêu những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly

3 K

Với giải Câu hỏi trang 78 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Câu hỏi trang 78 Lịch sử 7: Nêu những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly

Phương pháp giải:

B1:  Đọc lại nội dung sơ đồ 18.1 trang 78

B2: Kẻ bảng để liệt kê những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực: Chính trị- Hành chính, Kinh tế-Tài chính, Quân sự- Quốc phòng, Văn hóa- Giáo dục.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị- Hành chính

- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương

- Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan

- Dời đô về thành Tây Đô

Kinh tế- Tài chính

- Ban hành tiền giấy

- Ban hành chính sách hạn điền và hạn nô

- Ban hành chính sách thuế mới

Quân sự- Quân sự

- Chỉnh lại quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ

- Chế tạo nhiều vũ khí mới

Văn hóa- Giáo dục

- Chấn chỉnh lại Phật giáo

- Dùng chữ Nôm chấn hưng văn hóa dân tộc

Lý thuyết Cải cách của Hồ Quý Ly

a. Nội dung cải cách    

- Hồ Qúy Ly đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp cải cách trên mọi lĩnh vực:

* Chính trị - Hành chính:

+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.

+ Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.

+ Dời đô về thành An Tôn (thành Tây Đô,Thanh Hóa)

* Kinh tế, tài chính:

Ban hành tiền giấy (Thông bảo hội sao). Lần đầu tiên tiền giấy sử dụng ở Việt Nam.

+ Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.

+ Ban hành chính sách thuế mới.

Tiền giấy Thông bảo hội sao thời Hồ

* Quân sự, quốc phòng:

+ Chỉnh đốn quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ, xây thành Đa Bang, thành An Tôn,...

+ Chế tạo nhiều vũ khí mới: Súng thần cơ, cổ lâu thuyền,...

* Văn hóa, giáo dục:

+ Chấn chỉnh lại Phật giáo (bắt nhà Sư dưới 50 tuổi hoàn tục), đề cao Nho giáo thực dụng.

+ Lần đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm, khuyến khích sáng tác thơ bằng chữ Nôm.

b. Tác động của cải cách đến đời sống xã hội thời Hồ

- Tác động tích cực:

+ Góp phần giải quyết khủng hoảng xã hội cuối thời Trần.

+ Loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước.

Hạn chế tập trung ruộng đất và tăng cường sức mạnh quân sự đất nước. Đặt biệt lĩnh vực văn hóa - giáo dục có nhiều tiến bộ, mang tính dân tộc.

- Tác động tiêu cực: cải cách của Hồ Quý Ly còn nhiều hạn chế, có cải cách chưa triệt để như chính sách hạn nô.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 77 Lịch sử 7: Nhà Hồ được thành lập như thế nào?...

Câu hỏi trang 79 Lịch sử 7: Những cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động thế nào đến xã hội đương thời? Tham khảo thêm tư liệu 18.4 cho câu trả lời của em...

Câu hỏi trang 79 Lịch sử 7: Mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh...

Câu hỏi trang 80 Lịch sử 7: - Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?...

Luyện tập 1 trang 80 Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ tư duy theo yêu cầu bên cạnh những cải cách của Hồ Quý Ly...

Luyện tập 2 trang 80 Lịch sử 7: Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ...

Vận dụng 3 trang 80 Lịch sử 7: Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận một công trình kiến trúc thời nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới. Theo em, đó là công trình nào? Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một bài giới thiệu về công trình đó...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá