Với giải Câu hỏi trang 66 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)
Câu hỏi trang 66 Lịch sử 7: Nêu một số thành tựu chính về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em ấn tượng về thành tựu nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 4-c trang 66 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Sử học, Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký, Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí, quân sự, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
Trả lời:
Một số thành tựu chính về khoa học – kĩ thuật thời Trần
- Về sử học: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu). Ngoài ra còn một số bộ sử khác như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc,…
- Về quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn).
- Trong y học: Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuộc nam.
Em ấn tượng về Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt sử ký vì:
Lê Văn Hưu là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đây là bộ Sử ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Lý thuyết Tình hình văn hóa
a) Tư tưởng - văn hóa
- Thời Trần, cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng.
+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.
+ Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.
b) Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng.
- Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.
c) Khoa học - kĩ thuật
- Về sử học:
+ Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kỷ - bộ sử đầu tiên của nước ta.
+ Một số bộ sử khác như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc,…
- Về quân sư: có các tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn.
- Trong y học: Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.
d) Văn học, nghệ thuật
- Văn học: văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển
+ văn học chữ Hán được sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyện kí,... => phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.
+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hã Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá), các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định), ...
Thành nhà hồ (Thanh Hóa) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV
- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077)
Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông