Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 4 Bài 50: Hình tam giác chi tiết sách Cánh diều. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 4 Bài 50: Hình tam giác
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 4 Luyện tập, thực hành 1:
a) Viết tên ba góc, ba cạnh, ba đỉnh của mỗi hình tam giác dưới đây:
b) Trong các hình tam giác ở câu a, hãy chỉ ra tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù.
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
Lời giải
a)
b) Tam giác ABC là tam giác tù (tam giác góc A là góc tù).
Tam giác EDG là tam giác nhọn (cả ba góc trong tam giác đều là góc nhọn).
Tam giác IKH là tam giác vuông (tam giác có góc I là góc vuông).
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 4 Luyện tập, thực hành 2: a) Đo độ dài các cạnh của mỗi hình sau và chỉ ra tam giác đều:
......................................................................................
b) Đo các góc trong mỗi hình sau và cho biết hình tam giác đó có phải là tam giác đều hay không:
Lời giải
a) Đo độ dài các cạnh của mỗi hình sau và chỉ ra tam giác đều:
Hình tam giác EDG là tam giác đều.
b) Đo các góc trong mỗi hình sau và cho biết hình tam giác đó có phải là tam giác đều hay không:
Lý thuyết Hình tam giác
1. Khái niệm hình tam giác:
* Hình tam giác ABC có:
- Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
- Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
- Ba góc là: + Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A)
+ Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B)
+ Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (gọi tắt là góc C)
Chú ý: Ta có thể gọi tắt hình tam giác ABC là tam giác ABC.
Ví dụ:
Hình tam giác MNP có:
- Ba đỉnh là: đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P
- Ba cạnh là: cạnh MN, cạnh NP, cạnh PN
- Ba góc là: + Góc đỉnh M, cạnh MP và MN
+ Góc đỉnh N, cạnh NM và NP
+ Góc đỉnh P, cạnh PN và PM
2. Các loại hình tam giác:
- Tam giác nhọn: là hình tam tam giác có 3 góc nhọn.
Chú ý: Góc nhọn có số đo bé hơn 90o
- Tam giác vuông: là hình tam giác có 1 góc vuông.
Chú ý: Góc vuông có số đo bằng 90o
- Tam giác tù: là hình tam giác có 1 góc tù.
Chú ý: Góc tù có số đo lớn hơn 90o
- Tam giác đều: là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng 60o
3. Đáy và đường cao của hình tam giác:
Trong tam giác ABC, đoạn thẳng AH vuông góc với cạnh BC.
Ta nói:
- BC là đáy
- AH là đường cao ứng với đáy BC
- Độ dài AH là chiều cao của hình tam giác ABC
Ví dụ:
Trong tam giác ABC có:
- BH là đường cao ứng với đáy AC
- CK là đường cao ứng với đáy AB
4. Cách vẽ đường cao của hình tam giác:
Tam giác nhọn ABC |
Tam giác tù ABC |
Tam giác vuông ABC |
AH là đường cao ứng với đáy BC |
AH là đường cao ứng với đáy BC |
AB là đường cao ứng với đáy BC |
- Trong hình tam giác, độ dài đoạn thẳng kẻ từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
- Mỗi tam giác có 3 đường cao ứng với mỗi cạnh của tam giác.
a) Vẽ đường cao AH ứng với đáy BC của tam giác nhọn ABC
Bước 1: Đặt ê-ke
Bước 2: Vẽ
Từ đỉnh A, vẽ đoạn thẳng vuông góc với BC
Bước 3: Ghi tên đường cao
Đoạn thẳng vuông góc với BC cắt BC tại điểm H
b) Vẽ đường cao AK ứng với đáy CD của tam giác tù ACD
Bước 1: Kéo dài cạnh CD
Bước 2: Đặt ê-ke và vẽ
Từ đỉnh A, vẽ đoạn thẳng vuông góc với CD
Bước 3: Ghi tên đường cao
Đoạn thẳng vuông góc với CD cắt CD tại điểm K
Xem thêm lời giải vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay chi tiết khác:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 4
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 6
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác: