Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 96 Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang | Kết nối tri thức

93

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 96 Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang chi tiết sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 96 Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 96 Bài 4Người ta trồng khoai trên một mảnh đất có dạng hình thang với độ dài hai đáy là 20 m và 32 m, chiều cao là 15 m. Trung bình mỗi mét vuông đất thu hoạch được 5 kg củ khoai. Hỏi trên mảnh đất đó người ta thu hoạch được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam củ khoai?

Bài giải

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Lời giải

Diện tích mảnh đất là:

 20+32×152=165 (m2)

Trên mảnh đất đó người ta thu hoạch được tất cả số ki-lô-gam củ khoai là:

5 × 165 = 825 (kg)

Đáp số: 825 kg khoai

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 96 Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang

Trong các hình trên:

a) Hình thang có diện tích lớn nhất là:

A. Hình A                 B. Hình B                 C. Hình C

b) Hình thang có diện tích bé nhất là:

A. Hình A                 B. Hình B                 C. Hình C

c) Nếu mỗi ô vuông có cạnh là 1 cm thì diện tích hình B là:

A. 15 cm2                 B. 20 cm2                 C. 21 cm2

Lời giải

Giả sử mỗi ô vuông có độ dài 1m

Diện tích hình A: 4+6×32=15 (m2)

Diện tích hình B: 3+5×52=20 (m2)

Diện tích hình C: 6+8×32=21(m2)

So sánh: 15 < 20 < 21

Vậy Hình có diện tích lớn nhất là: Hình C

Hình có diện tích bé nhất là: Hình A

a) Đáp án đúng là: C

b) Đáp án đúng là: A

C) Đáp án đúng là: B

Diện tích hình B: 3+5×52=20 (cm2)

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang

1. Hình thang

a) Hình thang

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 1)

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 2)

Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song

Hình thang ABCD có:

• Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC.

• Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.

* Hình thang vuông:

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 3)

Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.

b) Đường cao của hình thang

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 4)

2. Vẽ hình thang

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 5)

Vẽ hình thang ABCD với hai đáy là AB và DC.

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 6)

Ta có thể làm như sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB.

- Vẽ đoạn thẳng DC song song với đoạn thẳng AB.

- Nối A với D và B với C ta được hình thang ABCD với hai đáy là AB và DC.

3. Diện tích hình thang

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 7)

Cách tính diện tích hình thang:

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 8)

Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang lớp 5 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết (ảnh 9)

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

S =  (a+b)×h2

Trong đó: S là diện tích; a và b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.

Muốn tính diện tích hình thang

Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào

Rồi đem nhân với chiều cao

Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.

(Sưu tầm)

Đánh giá

0

0 đánh giá