Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 1 trang 15 Bài 4: Biểu thức chữ | Kết nối tri thức

80

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 4 Tập 1 trang 15 Bài 4: Biểu thức chữ chi tiết sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 1 trang 15 Bài 4: Biểu thức chữ

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 15 Bài 1Số ?

Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = (a + b) x 2.

Hãy tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau:

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Chu vi mảnh đất (m)

16

9

 

42

29

 

75

50

 

Lời giải:

Vở bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức Bài 4: Biểu thức chữ

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 15 Bài 2Tính giá trị của biểu thức

a) Tính giá trị của biểu thức a + b : 2 với a = 34, b = 16.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) x 2 với a = 28, b = 42.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

a)

Thay a = 34, b = 16 vào biểu thức:

a + b : 2 = 34 + 16 : 2

= 34 + 8

= 42

b)

Thay a = 28, b = 42 vào biểu thức:

(a + b) x 2 = (28 + 42) × 2

= 70 × 2

= 140

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 15 Bài 3Độ dài quãng đường ABCD được tính theo công thức S = m + n + p. Hãy tính độ dài quãng đường ABCD biết độ dài đoạn CD bằng 2 lần độ dài đoạn AB, m = 5 km, n = 8 km.

Vở bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức Bài 4: Biểu thức chữ

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Độ dài đoạn CD bằng 2 lần đoạn AB. Vậy: p = 2.m = 2.5 = 10 (km)

Độ dài quãng đường ABCD là:

5 + 8 + 10 = 23 (km)

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 15 Bài 4Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.Với giá trị nào của m dưới đây thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị bé nhất

Với giá trị nào của m dưới đây thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị bé nhất

A. m = 2 B. m = 1 C.m = 0

Lời giải:

Đáp án đúng là:

Ta có: 12 : (3 – m)

Với m = 2. Ta có: 12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12

Với m = 1. Ta có: 12 : (3 – 1) = 12 : 2 = 6

Với m = 0. Ta có: 12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4

So sánh các giá trị: 4 < 6 < 12

Vậy giá trị của biểu thức nhỏ nhất khi m = 0

Lý thuyết Biểu thức chữ

Đánh giá

0

0 đánh giá