20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10 (Cánh diều) có đáp án: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Câu 1. Một trong những nguyên nhân khách quan nào đã thúc đẩy Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (12-1986)?

A. Sự ủng hộ từ phong trào cách mạng thế giới.

B. Các nước Đông Âu đều đã tiến hành đổi mới.

C. Cuộc khủng hoảng rất trầm trọng của Liên Xô.

D. Cải tổ ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu.

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Đặc trưng nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) là

A. tự nhiên.  

B. bao cấp.

C. tự chủ.

D. thị trường.

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Vì sao trong đường lối Đổi mới giai đoạn (1986-1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế?

A. Kinh tế là tiêu chí đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia.

B. Nền kinh tế của Việt Nam đang bị Pháp vượt qua.

C. Đang học hỏi bài học kinh nghiệm của Trung Quốc.

D. Kinh tế tự chủ mới quyết định được các vấn đề khác.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Trong giai đoạn 1986 - 1995, nội dung chính của đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam là

A. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

B. đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

Đáp án đúng là: B

Câu 5. Nội dung cơ bản về chính trị của đường lối đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 đổi mới ở Việt Nam là

A. đổi mới nhưng không thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội.

B. đổi mới nhưng không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. chỉ tiến hành đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị.

D. từng bước xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế cũ.

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), đã xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là

A. đổi mới toàn diện, đồng bộ nền kinh tế.

B. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn.

C. cơ sở và vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước.

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Quan điểm của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là đổi mới phải

A. thực hiện nhanh chóng.  

B. bảo đảm chắc thắng lợi.

C. phải thần tốc và táo bạo.

D. toàn diện và đồng bộ.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) chủ trương đổi mới về chính trị là xây dựng Nhà nước

A. pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  

B. nền chuyên chính của tư sản.

C. đại đoàn kết toàn thể dân tộc.  

D. phân chia quyền lực rõ ràng.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Đường lối Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đầu tiên ở Đại hội

A. IV.

B. IX.

C. VI.

D. XI.

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Trọng tâm của đường lối Đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 là

A. kinh tế. 

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. tư tưởng.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ

A. năm 1994.

B. năm 1995.

C. năm 1996.

D. năm 1997.

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

C. Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

D. Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và trung tâm công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Câu 13. Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 không đề cập nội dung nào sau đây?

A. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

D. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Một trong những nhiệm vụ trung tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 là

A. đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, cải cách hệ thống giá, chống lạm phát.

B. đổi mới chính sách văn hoá - xã hội, ưu tiên phát triển y tế, giáo dục.

C. đổi mới hệ thống chính trị, đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

D. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định trọng tâm của chiến lược hội nhập quốc tế là hội nhập về

A. kinh tế. 

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. tư tưởng.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển

A. an ninh kinh tế.

B. kinh tế tri thức.

C. dân chủ nhân dân. 

D. dân sinh, dân chủ.

Đáp án đúng là: B

Câu 17. Nội dung nào sau đây là chủ trương chung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay?

A. Xoá bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá.

B. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

C. Xây dựng thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò then chốt và chủ lực.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá, kinh tế tư nhân là động lực cơ bản.

Đáp án đúng là: B

Câu 18. Nội dung nào sau đây là đường lối đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay về mặt chính trị?

A. Đổi mới cơ chế quản lí cấp cơ sở, chấm dứt tình trạng tham nhũng.

B. Bổ sung, hoàn chỉnh quan niệm về chủ nghĩa xã hội.

C. Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

D. Xây dựng nhà nước pháp trị.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Một trong những yếu tố quyết định đến kết quả của công cuộc Đổi mới đất nước là sự đổi mới về

A. văn hóa.  

B. tư duy.

C. quân sự.

D. xã hội.

Đáp án đúng là: B

Câu 20. Một trong những hạn chế của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến

A. tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững.

B. nạn lạm phát chưa được khống chế.

C. tình trạng thất nghiệp còn quá lớn.

D. xuất phát điểm của kinh tế căn thấp.

Đáp án đúng là: A

Câu 21. Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra được từ công cuộc Đổi mới đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là

A. phải đảm bảo lợi ích cho Nhân dân.   

B. phải liên kết với các cường quốc.

C. phát triển nhanh các ngành kinh tế. 

D. thực hiện chế độ tam quyền phân lập.

Đáp án đúng là: A

Câu 22. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là

A. quá trình cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là chính trị.

B. công cuộc cải tổ chính trị do Chính phủ Việt Nam khởi xướng, giám sát.

C. công cuộc cải tổ về chính sách đối nội và đối ngoại của các tổ chức xã hội.

D. quá trình cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995)

- Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trước những thay đổi của tình hình thế giới và thực trạng kinh tế - xã hội trong nước đang lâm vào khủng hoảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu phải đổi mới đất nước.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 là:

+ Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

+ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đổi mới chính sách văn hoá - xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

+ Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình,...

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)

- Sau 10 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã cơ bản ổn định, đất nước có những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, tác động đến hầu hết các quốc gia.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đồi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 - 1996)

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 là:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.

+ Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh.

+ Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế...

3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)

- Sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006), thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn này là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

- Các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Đường lối Đổi mới từ năm 2006 đến nay thể hiện những nội dung chủ yếu sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

+ Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tăng cường  quốc phòng và an ninh.

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

+ Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; chuyển tử hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại lộ Thăng Long – Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao

(khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2010)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá