30 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 (Cánh diều) có đáp án: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

119

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Câu 1. Văn kiện nào sau đây do Nhà nước Việt Nam ban hành, khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

B. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

C. Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

D. Hiến chương Liên hợp quốc.

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Nội dung nào sau đây phán ánh đúng một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông hiện nay?

A. Sự bất đồng về quan điểm giữa các bên liên quan đến Biển Đông.

B. Lực lượng quân sự của ta quá yếu so với các nước Đông Nam Á.

C. Các Ủy viên thường trực của Liên hợp quốc đều ủng hộ Trung Quốc.

D. Thiếu các bằng chứng pháp lí để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Đáp án đúng là: A

Câu 3.

“Xin hòa mình vào mênh mông biển cả

Hát ru Người yên giấc ngủ ngàn thu

64 người nhắm mắt để triệu người choàng tỉnh

Trái tim đập dồn về phía Trường Sa”

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào sau đây trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông?

A. Pháp chuyển quyền kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa cho Bảo Đại.

B. Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma.

C. Việt Nam đàm phán và kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

D. Quân giải phóng miền Nam tiếp quản Trường Sa từ chính quyền Sài Gòn.

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt  Nam ở Biển Đông, biện pháp nào sau đây không được nhà nước Việt Nam áp dụng?

A. Chủ động tấn công vũ trang. 

B. Tuyên truyền chủ quyền biển, đảo.

C. Đàm phán ngoại giao.

D. Xây dựng lực lượng quản lý biển.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?

A. Kí kết với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.

B. Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của tổ chức Liên hợp quốc.

C. Chủ động tấn công ngăn chặn các nước có ý đồ xâm  phạm biển.

D. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông .

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc thắng lợi đã

A. chấm dứt vĩnh viễn mọi cuộc chiến tranh từ thế lực ngoại xâm..

B. bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới nước ta.

C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Những câu hát sau của nhạc sĩ Phạm Tuyên gợi đến cuộc chiến tranh nào sau đây?

“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.

Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương.

Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.”

A. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

B. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.  

D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đáp án đúng là: B

Câu 8. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) của quân dân Việt Nam thể hiện tính

A. chính nghĩa.  

B. dân chủ. 

C. toàn diện.  

D. lâu dài.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông của Chính phủ Việt Nam là

A. giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

B. sẵn sàng sử dụng vũ lực để tự vệ.

C. liên minh quân sự với Mỹ, Anh.

D. xây dựng đặc khu tại Trường Sa.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Văn kiện nào sau đây được kí kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông?

A. Luật Biển Việt Nam.

B. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

C. Luật Biên giới quốc gia.  

D. Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.  

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Chủ trương nhất quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam   trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay là

A. đấu tranh hòa bình.

B. bạo lực cách mạng.

C.chiến tranh cách mạng. 

D. bãi công, bãi khóa.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Đường lối xuyên suốt của Đảng ta từ năm 1945 đến nay là gì?

A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và thổ địa cách mạng.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Một trong những bài học xuyên suốt, trở thành nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay là

A. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

B. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. không ngừng củng cố và tăng cường khối đoàn kết dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Câu 14. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được thể hiện chủ yếu thông qua

A. hình thức chiến tranh.  

B. lực lượng tham gia.

C. mục đích chiến tranh.

D. thành phần lãnh đạo.

Đáp án đúng là: C

Câu 15. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta bước vào

A. kỉ nguyên độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. kỉ nguyên thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. kỉ nguyên độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

D. kỉ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp án đúng là: D

Câu 16. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay có vai trò quan trọng

A. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.

B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.

C. đối với sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc.

D. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

Đáp án đúng là: C

Câu 17. Hai cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?

A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa. 

B. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc.

C. Đang có sự hoà hoãn giữa các cường quốc.

D. Có những cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.

Đáp án đúng là: C

Câu 18. Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là

A. nhân tố quyết định.   

B. nhân tố tác động.

C. nhân tố quan trọng.

D. yếu tố góp phần.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc?

A. Huy động tối đa sức mạnh của toàn quân, toàn dân trong cả nước.

B. Tính chất là cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng của Việt Nam.

C. Tư tưởng chiến lược chủ đạo là chủ động tiến công địch.

D. Mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm của cuộc chiến.

Đáp án đúng là: B

Câu 20. Nhân tố nào sau đây là nguồn sức mạnh, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ 1945 đến nay ?

A. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh.

B. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam.

C. Khối đại đoàn kết của toàn thể dân tộc Việt Nam.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng tiến bộ.

Đáp án đúng là: C

Câu 21. Yếu tố nào sau đây tác động đến công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ 1945 đến nay?

A. Tình trạng chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

B. Mĩ ra sức chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Xu thế hòa hoãn Đông-Tây tiếp tục diễn ra.

D. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc lớn.

Đáp án đúng là: C

Câu 22. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông của Chính phủ Việt Nam là

A. giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

B. sẵn sàng sử dụng vũ lực để tự vệ.

C. liên minh quân sự với Mỹ, Anh. 

D. xây dựng đặc khu tại Trường Sa.

Đáp án đúng là: A

Câu 23. Tổ chức nào sau đây có vai trò đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước?

A. Ban Chấp hành Trung ương. 

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Ban Tuyên giáo Trung ương. 

D. Ban Dân vận Trung ương.

Đáp án đúng là: B

Câu 24. Nguyên nhân mang tính truyền thống dẫn đến thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc là

A. quần đội Trung Quốc yếu, lạc hậu. 

B. tinh thần yêu nước của dân tộc.

C. có sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế

D. đoàn kết ba nước Đông Dương từ lâu.

Đáp án đúng là: B

Câu 25. Trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam (1979), Trung Quốc đã đạt được mục tiêu nào sau đây?

A. Dạy cho Việt Nam một bài học. 

B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Nam.

C. Phá hủy cơ sở vật chất, đường xá.  

D. Việt Nam đã thay đổi chính sách.

Đáp án đúng là: C

Câu 26. Một trong những điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là

A. độc lập, tự do, dân chủ.   

B. hòa bình và hạnh phúc.

C. dân quyền và dân sinh. 

D. độc lập và thống nhất.

Đáp án đúng là: D

Câu 27. Một trong những điểm giống về nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) và cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) là

A. đoàn kết của ba nước Đông Dương.

B. tinh thần yêu nước của nhân dân.

C. phong trào phản chiến của dân Mỹ.

D. viện trợ to lớn của Liên Hợp quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 28. Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay vẫn có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng đất là

A. tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

B. liên minh chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc.

C. gia nhập vào các khối liên minh quân sự.

D. thiết lập quan hệ chiến lược với các nước.

Đáp án đúng là: A

Câu 29. Đối với những nước đã từng xâm lược Việt Nam, nội dung nào sau đây là đường lối đối ngoại phù hợp mà nước ta nên thực hiện ?

A. Khép lại quá khứ, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước.

B. Tuyên truyền cổ động chống lại các nước đã từng xâm lược.

C. Chuẩn bị sức mạnh quân sự để tấn công những nước đã xâm lược.

D. Hợp tác với Nhật, Mỹ, Nga để cô lập toàn diện Trung Quốc.

Đáp án đúng là: A

Câu 30. Một trong những nguyên nhân thất bại của quân Trung Quốc năm 1979 là

A. số quân Trung Quốc tham chiến còn ít.

B. tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

C. đe dọa tấn công hạt nhân của Liên Xô.

D. sức mạnh các quân đoàn chủ lực của ta.

Đáp án đúng là: B

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Đang cập nhật ... 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá