20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 (Cánh diều) có đáp án: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

886

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Câu 1. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trong những xu thế của thế giới là

A. hòa hoãn, ổn định, hợp tác và phát triển. 

B. hình thành trật tự thế giới mới đơn cực.

C. ráo riết chuẩn bị chiến tranh toàn cầu. 

D. hạn chế tình trạng cạnh tranh giữa các nước.

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan hệ quốc tế?

A. Quân sự  

B. Chính trị

C. Vũ khí chiến lược 

D. Kinh tế

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi

A. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.

C. xu thế hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện.

D. Mỹ phát động chiến tranh lạnh.

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới được hình thành có tên gọi là

A. trật tự đa cực 

B. Trật tự đơn cực

C. Trật tự hai cực I-an-ta

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Sau khi trật tự hai I-an-ta sụp đổ, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực?

A. Liên bang Nga

B. Mỹ

C. Nhật Bản

D. Ấn Độ

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.

B. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

C. Mỹ nắm vai trò là siêu cường duy nhất chi phối quan hệ quốc tế

D. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác

Đáp án đúng là: D

Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh, các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác chủ yếu là do

A. trật tự hai cực I-an-ta đã được xác lập

B. nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế  

C. kinh tế Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng

D. Mỹ và Liên Xô hạn chế chạy đua vũ trang

Đáp án đúng là: B

Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh, một trong những mục tiêu của các quốc gia là

A. triệt tiêu cạnh tranh trong phát triển kinh tế.  

B. xây dựng nền kinh tế vững mạnh.

C. xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa.  

D. khôi phục lại trật tự thế giới hai cực.

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập.

B. Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.

D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

Đáp án đúng là: B

Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.

B. Trật tự thế giới đa cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?

A. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường nắm hoàn toàn quyền chi phối quan hệ quốc tế.

B. Vai trò của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực bị suy giảm.

C. Sự hình thành trật tự là tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc.

D. Sự hình thành trật tự bị chi phối bởi kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quốc gia nào sau đây ở châu Á đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?

A. Mỹ

B. Anh 

C. Pháp 

D. Nhật Bản

Đáp án đúng là: D

Câu 13. Trong trật tự thế giới đa cực, quốc gia nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế?

A. Ấn Độ 

B. Nhật Bản 

C. Mỹ 

D. Anh

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Trong trật tự thế giới đa cực, hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất là

A. Nhật Bản và Trung Quốc

B. Mỹ và Trung Quốc

C. Nhật Bản và Ấn Độ  

D. Liên bang Nga và Ấn Độ

Đáp án đúng là: B

Câu 15. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, nước xã hội chủ nghĩa nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?

A. Liên bang Nga 

B. Trung Quốc 

C. Ấn Độ 

D. Nhật Bản

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm khác biệt giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?

A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.   

B. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là xu thế chủ đạo.

C. Hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.

D. Các nước tập trung phát triển quân sự là trọng điểm.

Đáp án đúng là: B

Câu 17. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

A. sự hình thành và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa

B. sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ

C. cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc.

D. cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.

Đáp án đúng là: B

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực?

A. Lợi ích của dân tộc được đặt lên vị trí hàng đầu.

B. Sức mạnh của Mỹ được tăng cường tuyệt đối.

C. Có sự cân bằng giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

D. Được thành lập ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau:

+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

+Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, hợp tác cùng có lợi.

+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,…

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Hình ảnh minh họa về xu thế toàn cầu hóa

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

a) Khái niệm đa cực

- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

- Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng.

b) Xu thế đa cực

- Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có sức mạnh vượt trội và ra sức thiết lập thế giới đơn cực.

- Đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực, biểu hiện:

+ Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

+ Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.

+ Một số trung tâm quyền lực của thế giới, như:

          ▪ Mỹ: Vẫn là cường quốc số một thế giới. Với sức mạnh về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật,... Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.

          ▪ Trung Quốc: Vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản (năm 2010) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường.

          ▪ Liên minh châu Âu (EU): Ngày càng trở thành tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế, thương mại.

          ▪ Nhật Bản: Tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

          ▪ Liên bang Nga: Phục hồi mạnh mẽ, là một trong những cường quốc hàng đầu về quân sự, khoa học, kĩ thuật.

          ▪ Ấn Độ: Trở thành cường quốc kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật..; có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế.

+ Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.

- Trong một thế giới đa cực, các quốc gia vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhằm vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Xu thế đa cực đem lại những thời cơ lớn nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho các nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Các lãnh đạo APEC với trang phục truyền thống của Việt Nam

tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 (Hà Nội, 2006)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá