20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 (Cánh diều) có đáp án: Cách mạng tháng Tám năm 1945

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Thắng lợi trong phong trào 1930-1931.  

B. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936-1939.

C. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Thắng lợi của khởi nghĩa từng phần (tháng 3àgiữa 8-1945).

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Hành động thể hiện sự nhạy bén, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những chuyến biển của tình hình thế giới vào đầu tháng 8 năm 1945 là

A. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.

B. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào.

C. đã gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến.

D. lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám đã có ý nghĩa  như thế nào đối với thế giới ?

A. Góp phần làm đảo lộn và đưa tới thất bại chiến lược toàn cầu của Mỹ.

B. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh tự giải phóng.

C. Góp phần đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

D. Xây dựng vững chắc thành trì của phong trào giải phóng dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra theo hình thái nào sau đây?

A. Tổng công kích giành chính quyền.

B. Bãi công để giành chính quyền.

C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Chiến tranh cách mạng.

Đáp án đúng là: C

Câu 5. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là

A. những thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít.

B. tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân. 

D. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới?

A. Chính quyền Xô viết thành lập.

B. Hiệp định Giơ ne vơ được ký.

C. Cách mạng tháng Tám 1945. 

D. Hiệp định Pa-ris được ký kết.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, nhân dân ta giành chính quyền từ

A. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. 

B. thực dân Pháp và tay sai.

C. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

D. phát xít Nhật và tay sai.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do

A. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.

C. đã tập hợp được lực lượng yêu nước ở mọi mặt trận thống nhất.

D. quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức-Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã

A. làm thất bại học thuyết Kennơđi.

B. xóa bỏ ách thống trị của phát xít Nhật.

C. làm thất bại học thuyết Aixenhao.

D. làm thất bại học thuyết Níchxơn.

Đáp án đúng là: B

Câu 10. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?

A. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

C. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do.

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Một trong những nguyên nhân chủ  quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là?

A. Những thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít.

B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. Quá trình chuẩn bị lực lượng chu đáo suốt 15 năm.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế.

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Một trong những nguyên nhân chủ  quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là

A. những thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít.

B. tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.  

D. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế.

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Sự kiện nào dưới đây đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền?

A. Thắng lợi trong phong trào 1930-1931.  

B. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936-1939.

C. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Thắng lợi của khởi nghĩa từng phần (tháng 3àgiữa 8-1945).

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh.

C. Trật tự hai cực Ianta xói mòn và sụp đổ.

D. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là ?

A. Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước.

B. Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít.

C. Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử.

D. Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Bài học kinh nghiệm nào sau đây được Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra về tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông

B. Giải quyết tốt những yêu cầu và nguyện vọng trước mắt của quần chúng.

C. Tập trung tất cả các lực lượng để tấn công nhiều kẻ thù cùng một lúc.

D. Triệt để tận dụng những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

Đáp án đúng là: D

Câu 17. Một trong những đặc điểm và ưu điểm lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?

A. Cuộc khởi nghĩa vũ trang nhưng diễn ra khá ôn hòa, tránh xung đột đổ máu.

B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân quyết liệt giành chính quyền với mọi giá.

C. Cuộc cách mạng bạo lực khi phong trào cách mạng thế giới đều tạm ngưng.

D. Cách mạng vô sản đầu tiên ở nước thuộc địa thành công nhanh, ít đổ máu.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Khác với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 diễn ra theo hình thái

A. bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.

B. nổ ra đồng thời trên cả nước, cả nông thôn và thành thị.

C. két hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.

D. bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị.

Đáp án đúng là: A

Câu 19. Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. đấu tranh ngoại giao.    

B. đấu tranh chính trị.

C. đấu tranh vũ trang.     

D. khởi nghĩa từng phần.

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của lực lượng chính trị trong Cách tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng hỗ trợ cho tổng khởi nghĩa tiến lên chiến tranh cách mạng.

B. Là lực lượng chủ yếu và đông đảo nhất để tiến hành tổng khởi nghĩa.

C. Là lực lượng nòng cốt, xung kích trong tổng công kích, tổng khởi nghĩa.

D. Lực lượng nòng cốt, hỗ trợ lực lượng vũ trang tiến lên giành chính quyền.

Đáp án đúng là: B

Câu 21. Một trong những nét độc đáo về nghệ thuật giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân.

B. quá trình giành chính quyền diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

C. đồng loạt Tổng khởi nghĩa và tổng công kích trên toàn quốc.

D. tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp.

Đáp án đúng là: B

Câu 22. Một trong những bài học được rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là

A. tận dụng, phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang với sức mạnh của lực lượng quốc tế.

C. cần dự đoán chính xác và nhanh chóng nắm bắt thời cơ để giành thắng lợi.

D. linh hoạt, quyết đoán trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh ngoại giao.

Đáp án đúng là: C

Câu 23. Nhận định nào sau đây đúng về vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Trực tiếp cùng với Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

B. Liên hệ với Trung Quốc, Liên Xô để tranh thủ sự ủng hộ cho cách mạng.

C. Lập và thông qua danh sách chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới.

D. Trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang đánh chiếm cơ quan đầu não kẻ thủ.

Đáp án đúng là: A

Câu 24. Bài học rút ra từ sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  

B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa.

C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin.

D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp thời cơ.

Đáp án đúng là: D

Câu 25. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được đánh giá là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời mang tính dân chủ vì lí do nào sau đây?

A. Là một bộ phận của các lực lượng hoà bình, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít.

B. Đã lật đổ chế độ phong kiến và xoá bỏ hoàn toàn các tàn tích của chế độ cũ.

C. Hoàn thành mục tiêu chiến lược của cách mạng là độc lập và ruộng đất cho dân cày.

D. Cuộc cách mạng thực hiện thành công khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trên cả nước.

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Bối cảnh lịch sử

- Trên thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

+ Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á -Thái Bình Dương. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

+ Cùng thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945)

- Ở trong nước:

+ Quân Nhật rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh; lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước (3-1945);

+ Ở nhiều địa phương, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến.

- Chủ trương của Đảng:

+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước.

+ Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

+ Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Uỷ ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

2. Diễn biến chính

- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.

- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.

- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, Đồng Nai Thượng, Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền.

- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Trong Cách mạng tháng Tám (1945), khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động lớn đến các địa phương khác, đưa đến thắng lợi của tổng khởi nghĩa trên cả nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập,

tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử

a) Nguyên nhân thắng lợi

♦ Nguyên nhân chủ quan

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh cùng với đường lối cách mạng đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam.

- Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.

- Sự chủ động, linh hoạt của các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh trong quá trình chỉ đạo, tổ chức khởi nghĩa.

- Quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc trong suốt 15 năm (từ năm 1930), gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý báu.

♦ Nguyên nhân khách quan

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của các tầng lớp nhân dân.

b) Ý nghĩa lịch sử

♦ Đối với Việt Nam

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ.

- Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoàn nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

- Mở đầu kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động năm chính quyền, làm chủ đất nước; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

- Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

♦ Đối với thế giới

- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.

- Góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đồng thời có ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Lào và Cam-pu-chia.

c) Bài học kinh nghiệm

- Sự lãnh đạo của Đảng:Cần có đường lối chiến lược đúng đắn và vận dụng, sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

- Phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân: Cần tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong một mặt trận dân tộc thống nhất, từ đó phát huy sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân và khối đoàn kết toàn dân.

- Xác định thời cơ, tạo và chớp thời cơ: Cần xác định rõ thời cơ và giá trị của thời cơ; chủ động tạo thời cơ và nhanh chóng chớp thời cơ để hành động.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Cần có sự kết hợp giữa nội lực trong nước với điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu Quốc dân Đại hội tại Đình Tân Trào

(Tranh sơn dầu: Họa sĩ Cao Thương)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá