40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2 (Cánh diều) có đáp án: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

305

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh sách Cánh diều. Bài viết gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Phần 1. 40 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Câu 1. Theo quy định của Hội nghị Ianta, Nhật Bản sẽ bị chiếm đóng chủ yếu bởi

A. Liên Xô.

B. Mĩ. 

C. Anh.

D. Pháp.

Đáp án đúng là: B

Câu 2. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

A. Đông Béclin.

B. Đông Âu. 

C. Đông Đức. 

D. Tây Âu.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

A. Trung Quốc. 

B. Nhật Bản.

C. Pháp.  

D. Ẩn Độ.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

A. Đông Đức.

B. Bắc Triều Tiên.

C. Đông Âu.

D.  Nam Á.

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Theo quyết định của hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Mĩ không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

A. Tây Âu. 

B. Nhật Bản. 

C. Tây Đức. 

D. Bắc Triều Tiên.

Đáp án đúng là: D

Câu 6. Đầu năm 1945, tại Liên Xô đã diễn ra hội nghị quốc tế quan trọng nào sau đây?

A. Hội nghị I-an-ta

B. Hội nghị Tê-hê-ran 

C. Hội nghị Băng Đung

D. Hội nghị Pôt-xđam

Đáp án đúng là: A

Câu 7. Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào sau đây?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

D. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Trong hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất

A. việc tiêu diệt và giải giáp quân đội phát xít ở các khu vực.

B. không can thiệp vào việc kết thúc chiến tranh ở các nước.

C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mĩ Latinh.

D. viện trợ cho các nước đồng minh khắc phục hậu quả chiến tranh.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Tại hội nghị Ianta (2/1945), các cường quốc Đồng minh đã thống nhất mục tiêu chung là

A. thành lập tổ chức Hội Quốc liên nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.

B. phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực đóng quân giữa các nước phát xít.

C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

D. thoả thuận đóng quân tại châu Á, châu Phi nhằm giải giáp quân đội phát xít.

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Theo quy định của Hội nghị Ianta, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô.

B. Mĩ.   

C. Đức.

D. Nhật Bản.

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội quốc gia nào sau đây chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên?

A. Mĩ.  

B. Pháp. 

C. Anh.

D. Liên Xô.

Đáp án đúng là: D

Câu 12. Theo quyết định của hội nghị Ianta ( 2-1945), Trung Quốc 

A. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô 

B. thuộc phạm vi ảnh hưởng  của  Mĩ

C. trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ  

D. trở thành quốc gia phong kiến quân phiệt

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của hội nghị I-an-ta (2-1945)?

A. Chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền.

B. Quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 

C. Chia cắt Việt Nam và bán đảo Đông Dương.

D. Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của

A. Hội nghị Tê-hê-ran.

B. Hội nghị Pốt- xđam.

C. Hội nghị I-an-ta.   

D. Hội nghị Xan Phran-xi- xcô.

Đáp án đúng là: C

Câu 15. Nhận xét nào sau đây là đúng về vị thế của các cường quốc trong trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1945-1991)?

A. Liên Xô đã có lợi thế khi được phân chia các vùng thuộc địa

B. Anh không còn giữ được vai trò quốc tế như giai đoạn trước

C. Mĩ giữ vai trò quyết định chi phối mọi mối quan hệ quốc tế

D. Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc về chính trị

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về các quyết định của các cường quốc tại hội nghị I-an-ta (2-1945)?

A. Làm chậm quá trình các đế quốc trở lại xâm lược thuộc địa châu Á.

B. Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng kết thúc.

C. Phản ánh sự cân bằng quyền lực giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.

D. Khởi đầu cho sự thay đổi quan hệ giữa các cường quốc Đồng minh.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Quyết định nào sau đây của hội nghị I-an-ta (2-1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương?

A. Liên Xô sẽ tham chiến chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á.

B.Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 

D. Quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh giải giáp quân Nhật Đông Dương.

Đáp án đúng là: C

Câu 18. Trong tiến trình chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khôi phục được những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) là do

A. chấp nhận tham chiến chống Nhật khi chiến tranh kết thúc.

B. đảm bảo chia sẻ nghĩa vụ với Đồng minh ở châu Á.

C. đồng ý mở mặt trận mới ở châu Âu và châu Á.

D. phối hợp cùng Mĩ tiêu diệt phát xít Italia ở Bắc Phi.

Đáp án đúng là: B

Câu 19. Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động nào sau đây đối với thế giới?

A. Thủ tiêu tận gốc nguyên nhân gây ra chiến tranh.

B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc.

C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hòa bình.

D. Phát triển quan hệ hữa nghị giữa hai phe đối lập

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Một trong những tác động của Hội nghị Ianta (2-1945) là

A. thúc đẩy Chiến tranh lạnh kết thúc. 

B. thúc đẩy hòa bình nhân loại.

C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ.

D. đưa đến cuộc chiến tranh thế giới mới.

Đáp án đúng là: B

Câu 21. Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa đến tác động nào sau đây?

A. Mở đầu sự hình thành cục diện “hai cực”, “hai phe” sau chiến tranh thế giới.

B. Làm cho quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới trở nên căng thẳng, phức tạp

C. Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới, ổn định hòa bình toàn cầu

D. Khiến quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ dần thay đổi theo chiều hướng đối đầu nhau.

Đáp án đúng là: C

Câu 22. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có ảnh hưởng tích cực đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A. Liên Xô và Mĩ vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh.

B. thay đổi mô hình trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

C. thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ hai sớm kết thúc.

D. Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu nhau gay gắt.

Đáp án đúng là: C

Câu 23. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động tích cực đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong năm 1945?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

C. Phân chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 24. Những quyết định của hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành

A. khuôn khổ của trật tự thế giới mới.

B. nguyên nhân kết thúc chiến tranh lạnh.

C. nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh.

D. tiền đề cho tổ chức Hội quốc liên ra đời.

Đáp án đúng là: A

Câu 25. Trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi là

A. hệ thống Vécxai-Oasinhtơn  

B. trật tự hai cực I-an-ta

C. trật tự thế giới đa cực 

D. trật tự thế giới đơn cực

Đáp án đúng là: B

Câu 26. Đặc trưng của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ trở thành cường quốc duy nhất có ảnh hưởng lớn

B. sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều cường quốc ở châu Á

C. thế giới chia thành hai cực, hai phe đối lập nhau

D. hòa bình được củng cố trên phạm vi toàn cầu

Đáp án đúng là: C

Câu 27. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là giai đoạn trật tự hai cực I-an-ta

A. xác lập và phát triển 

B. suy yếu và sụp đổ

C. xói mòn và tan rã 

D. bước đầu xác lập

Đáp án đúng là: A

Câu 28. Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. sự phát triển mạnh mẽ của xu thế liên kết khu vực

B. sự hình thành hai hệ thống đối đầu nhau về tư tưởng.

C. kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.

D. xu thế hòa hõa Đông-Tây chiếm ưu thế chủ đạo.

Đáp án đúng là: B

Câu 29. Liên minh quân sự nào sau đây được thành lập trong thời kì tồn tại của trật tự hai cực I-an-ta?

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 

B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

D. Hội đồng tương trợ kinh tế

Đáp án đúng là: C

Câu 30. Trong giai đoạn xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta, Mỹ và Liên Xô đã có hành động nào sau đây?

A. Tiến hành chiến tranh xâm lược  

B. Hợp tác phát triển kinh tế

C. Ủng hộ chiến tranh thế giới

D. Tăng cường chạy đua vũ trang

Đáp án đúng là: D

Câu 31. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trật tự hai cực I-an-ta đã bước đầu suy yếu với biểu hiện nào sau đây?

A. Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

B. Mỹ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

C. Liên Xô và Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược

D. Liên Xô thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Đáp án đúng là: C

Câu 32. Sự xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX không tác động đến việc

A. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang 

B. đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

C. xuất hiện chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi

D. làm xuất hiện thêm chủ nghĩa khủng bố

Đáp án đúng là: D

Câu 33. Tháng 12-1989, tại đảo Manta, Tổng thống Mĩ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã cùng tuyên bố

A. bình thường hóa quan hệ.  

B. chấm dứt chiến tranh lạnh.

C. không phổ biến vũ khí hạt nhân.

D. cắt giảm vũ khí chiến lược.

Đáp án đúng là: B

Câu 34. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã

A. góp phần làm suy yếu trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

B. đánh dấu trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ hoàn toàn

C. tăng cường phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô

D. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

Đáp án đúng là: A

Câu 35. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô là

A. Đồng minh chiến lược

B. đối đầu gay gắt

C. đối thoại và hợp tác

D. mâu thuẫn và thỏa hiệp

Đáp án đúng là: B

Câu 36. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta?

A. Sự khủng hoảng, suy yếu và tan rã của Liên Xô

B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới

C. Nhật trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới

D. Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới

Đáp án đúng là: C

Câu 37. Cuối thế kỉ XX, các vụ tranh chấp và xung đột ở Campuchia, Apganixtan, Namibia có chiều hướng và điều kiện được giải quyết một cách hòa bình là do

A. xu thế liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ. 

B. trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

C. chiến lược toàn cầu của Mỹ thất bại. 

D. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án đúng là: B

Câu 38. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu thế

A. đơn cực

B. đa cực  

C. độc tài  

D. quân phiệt

Đáp án đúng là: B

Câu 39. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991 đã

A. làm gia tăng vai trò của một số cường quốc mới nổi  

B. tạo cho Mỹ có một ưu thế tuyệt đối và lâu dài.

C. chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột trên toàn cầu.

D. đưa Mỹ trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới

Đáp án đúng là: A

Câu 40. Hội nghị Ianta (2-1945) họp tại Liên Xô không thông qua nội dung nào sau đây?

A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á.  

B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

C. Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.

D. Tiêu diệt đồng thời các nước phát xít.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Đang cập nhật ... 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá