Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Lời giải:
- Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh:
+ Xu thế đa cực.
+ Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
+ Xu thế toàn cầu hóa.
- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối.
- Biểu hiện của xu thế đa cực:
+ Sự gia tăng sức mạnh, tấm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)...
+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Lời giải:
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau:
+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).
+Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, hợp tác cùng có lợi.
+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,..
2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế
Câu hỏi trang 15 Lịch Sử 12: Trình bày khái niệm đa cực.
Lời giải:
- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.
- Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng.
Lời giải:
- Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có sức mạnh vượt trội và ra sức thiết lập thế giới đơn cực.
- Đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực, biểu hiện:
+ Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.
+ Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
- Trong một thế giới đa cực, các quốc gia vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhằm vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Xu thế đa cực đem lại những thời cơ lớn nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho các nước.
Lời giải:
♦ Các xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh:
- Xu thế đa cực.
- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
♦ Một số tác động đến Việt Nam:
- Tác động tích cực:
+ Có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc gia.
+ Có cơ hội để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới; tranh thủ được các nguồn lực để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
+ Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Nói cách khác, Việt Nam có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.
+ Tận dụng động lực phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài;
+ Có cơ hội để học hỏi về kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, thể chế pháp luật, các mô hình phát triển kinh tế…
- Tác động tiêu cực:
Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Đức,…) tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng.
+ Nguy cơ mất độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa…
+ Thách thức về bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng gia tăng.
+ Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và sự cạnh tranh quyết liệt khi tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống đe dọa đến ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc gia, ví dụ như: tội phạm xuyên biên giới; biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng,…
Lời giải:
- Để trở thành một cực trong thế giới đa cực, theo em, các quốc gia cần xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước dựa trên: nền sản xuất phồn vinh; tài chính vững chắc; khoa học - công nghệ có trình độ cao; lực lượng quốc phòng hùng mạnh,…
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực
Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau:
+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).
+Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, hợp tác cùng có lợi.
+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,…
Hình ảnh minh họa về xu thế toàn cầu hóa
2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế
a) Khái niệm đa cực
- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.
- Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng.
b) Xu thế đa cực
- Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có sức mạnh vượt trội và ra sức thiết lập thế giới đơn cực.
- Đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực, biểu hiện:
+ Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.
+ Một số trung tâm quyền lực của thế giới, như:
▪ Mỹ: Vẫn là cường quốc số một thế giới. Với sức mạnh về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật,... Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.
▪ Trung Quốc: Vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản (năm 2010) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường.
▪ Liên minh châu Âu (EU): Ngày càng trở thành tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế, thương mại.
▪ Nhật Bản: Tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.
▪ Liên bang Nga: Phục hồi mạnh mẽ, là một trong những cường quốc hàng đầu về quân sự, khoa học, kĩ thuật.
▪ Ấn Độ: Trở thành cường quốc kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật..; có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế.
+ Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
- Trong một thế giới đa cực, các quốc gia vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhằm vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Xu thế đa cực đem lại những thời cơ lớn nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho các nước.
Các lãnh đạo APEC với trang phục truyền thống của Việt Nam
tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 (Hà Nội, 2006)