Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 34 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Phần 1. 34 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Câu 1. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Không vi phạm đến chủ quyền dân tộc.
B. Không nhân nhượng thỏa hiệp với Pháp.
C. Nhân nhượng tất cả yêu cầu của Tưởng.
D. Giải quyết xung đột bằng thương lượng.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau cơ bản giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pa-ri (1973)?
A. Đều buộc các nước đế quốc chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút hết quân về nước.
B. Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của Nhân dân Việt Nam.
C. Các bên thừa nhận trên thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.
Đáp án đúng là: A
Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện mục đích của việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946
A. Kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến.
B. Tranh thủ thời gian để điều động bộ đội từ Nam ra.
C. Đợi chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
D. Tranh thủ khi lực lượng Pháp còn yếu để đàm phán.
Đáp án đúng là: A
Câu 4. Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng để đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Sơ-bộ 1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973 là:
A. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. phạm vi đóng quân chia thành vùng riêng biệt.
C. các bên tham chiến phải nhanh chóng rút quân.
D. không được sử dụng các loại vũ khí hủy diệt.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Một trong những đối tượng của hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. Pháp.
B. Cuba.
C. Ai Cập.
D. Anh.
Đáp án đúng là: A
Câu 6. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. nhân dân hăng hái ủng hộ cách mạng.
B. được sự công nhận của các cường quốc.
C. là thành viên của tổ chức Liên hợp quốc.
D. thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật.
Đáp án đúng là: A
Câu 7. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây?
A. Bàn Môn Điếm.
B. Giơ-ne-vơ.
C. Hiệp định Pa-ri.
D. Hiệp định Sơ-bộ.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Năm 1945, một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
A. gửi Công hàm đề nghị các nước lớn công nhận Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Việt Nam cử đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản.
D. ký với đại diện của chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Năm 1950, quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức.
D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Đáp án đúng là: B
Câu 10. Một trong những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là
A. phát xít Nhật chưa chấp nhận đầu hàng.
B. phải đối phó với thù trong và giặc ngoài.
C. hai mươi vạn quân Tưởng ở miền Nam.
D. Anh, Mỹ cho Pháp tiến quân ra miền Bắc.
Đáp án đúng là: B
Câu 11. Sự kiện nào đây có ý nghĩa là bước ngoặt mới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 của Nhân dân Việt Nam?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Pa-ri được ký kết năm 1973.
D. Chiến thắng Lam Sơn 719 năm 1971.
Đáp án đúng là: C
Câu 12. Một trong những kết quả đem lại cho cách mạng Việt Nam từ việc ký Hiệp định Sơ-bộ ngày 6/3/1946 là:
A. đẩy hai mươi vạn quân Tưởng về nước.
B. Pháp còn ở Việt Nam mười ngàn quân.
C. Pháp công nhân độc lập cho Việt Nam.
D. các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ.
Đáp án đúng là: D
Câu 13. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi mới ra đời đã thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm
A. bảo vệ chính quyền, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
C. tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù, từng bước đánh bại quân Tưởng và Trung Hoa Dân Quốc.
D. tránh chiến tranh, đàm phán thương lượng bằng mọi giá, đặc biệt là với Chính phủ Pháp.
Đáp án đúng là: B
Câu 14. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ đến Pa-ri đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Vạn Tường.
B. Đồng Xoài.
C. Mậu Thân.
D. Núi Thành.
Đáp án đúng là: C
Câu 15. Các hoạt động đối ngoại thực hiện trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự diễn ra.
B. Tập hợp quần chúng đứng dưới ngọn cờ của Đảng.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chờ sự chi viện.
D. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đáp án đúng là: D
Câu 16. Nhận xét nào sau đây đối với Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đúng?
A. Kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất.
B. Thắng lợi chung của khối xã hội chủ nghĩa trước âm mưu của Mỹ.
C. Hiệp định đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Là thời cơ trực tiếp để Nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
Đáp án đúng là: A
Câu 17. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri?
A. Điện Biên Phủ trên không.
B. Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng là: A
Câu 18. Chủ trương đối ngoại nào sau đây được Việt Nam vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Ngoại giao đi trước, quân sự hỗ trợ.
B. Phối hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh vũ trang.
D. Vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh.
Đáp án đúng là: D
Câu 19. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia
A. Phong trào không liên kết.
B. Cộng đồng văn hóa ASEAN.
C. Hiệp hội các quốc gia độc lập.
D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đáp án đúng là: A
Câu 20. Nội dung định hướng chung cho hoạt động động đối ngoại là”Hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị...”. Được Đại hội lần thứ mấy của Đảng đề ra?
A. IV.
B. VI.
C. VII.
D. XI.
Đáp án đúng là: C
Câu 21. Một trong những thành tựu to lớn của các hoạt động đối ngoại đem lại cho Việt Nam từ năm 1986 đến nay là
A. sự ủng hộ, những viện trợ quân sự to lớn đến từ Nga.
B. vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
C. đã có hơn mười nước là đối tác chiến lược toàn diện.
D. đang ứng cử ghế ủy viên thường trực Hội đồng bản an.
Đáp án đúng là: B
Câu 22. Sự kiện nào sau đây đánh dấu quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được cải thiện, mở rộng?
A. Miền Nam được giải phóng.
B. Bắt đầu công cuộc đổi mới.
C. Gia nhập vào Liên hợp quốc.
D. Tham gia cộng đồng ASEAN.
Đáp án đúng là: B
Câu 23. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị với quốc gia nào sau đây?
A. Malaysia.
B. Brunây.
C. Thái Lan.
D. Lào.
Đáp án đúng là: D
Câu 24. Một trong những nguyên nhân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ và hợp tác với Liên Xô là
A. viện trợ kinh tế, quân sự, ủng hộ về chính trị.
B. đồng ý đứng dưới cái ô hạt nhân của Liên Xô.
C. cần liên kết với Liên Xô để chống Trung Quốc.
D. dựa vào ưu thế của Liên Xô để đánh Khơ-me đỏ.
Đáp án đúng là: A
Câu 25. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là:
A. đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề của ASEAN.
C. đàm phán về việc khai thác chung nguồn khí đốt.
D. thương lượng để Trung Quốc tăng cường viện trợ.
Đáp án đúng là: A
Câu 26. Một trong những nguyên nhân để Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết với Lào là
A. truyền thống lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
B. đường biên giới trên biển và trên bộ dài gần 3.000km.
C. có kẻ thù chung và cùng chống lại âm mưu bá quyền.
D. sự hợp tác trên sông Mê-kong để bảo vệ nông nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Câu 27. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chống lại
A. âm mưu chia cắt Đông Dương.
B. cuộc tấn công của Trung Quốc.
C. cuộc bao vây cấm vận của Mỹ.
D. âm mưu chia rẽ tổ chức ASEAN.
Đáp án đúng là: C
Câu 28. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
B. Trung Quốc, Liên bang Nga, Lào, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
C. Trung Quốc, Liên bang Nga, Cu-ba, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
D. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản.
Đáp án đúng là: A
Câu 29. Một trong những quốc gia có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam tính đến tháng 3-2024 là
A. Mỹ.
B. Đức.
C. Anh.
D. Cuba.
Đáp án đúng là: A
Câu 30. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây còn gắn liền với
A. viện trợ không hoàn lại cho các nước phát triển, cứu hộ thiên tai, bảo vệ khí hậu.
B. ứng phó biến đổi thời tiết, cứu hộ tài nguyên môi trường.
C. giao lưu văn hoá, ứng phó biến đổi thời tiết, bảo vệ thảm hoạ.
D. hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Đáp án đúng là: D
Câu 31. Tính đến tháng 3-2024, Việt Nam có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với bao nhiêu quốc gia?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án đúng là: C
Câu 32. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đạt được nhiều kết quả và đột phá lớn trong thời gian nào sau đây?
A. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Đáp án đúng là: A
Câu 33. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Phá thế bao vây, cấm vận.
B. Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác.
C. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
D. Việt Nam trở thành thành viên chủ lực nhất trong tổ chức ASEAN.
Đáp án đúng là: D
Câu 34. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây tiếp tục đóng vai trò nào sau đây?
A. Giúp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - văn hoá.
B. Giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đột phá về an ninh.
C. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
D. Đưa Việt Nam chính thức trở thành nước công nghiệp phát triển.
Đáp án đúng là: C
Câu 35. Sự kiện nào sau đây diễn ra năm 1995?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Việt Nam đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN.
C. Việt Nam chính thức tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định hoà bình Pa-ri về Cam-pu-chia.
Đáp án đúng là: A
Câu 36. Trở ngại lớn nhất trong việc Việt Nam hội nhập với Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1975-1991 là
A. quân đội quá lớn mạnh.
B. vấn đề của Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc ngăn cản.
D. Việt Nam còn lạc hậu.
Đáp án đúng là: B
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến.
+ Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946:
▪ Hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc;
▪ Thực hiện chủ trương “Hoà để tiến kí Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946, bản Tạm ước ngày 14-9-1946 với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.
+ Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).
+ Từ năm 1950 đến năm 1954:
▪ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa;
▪ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương qua vai trò của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào;
▪ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
▪ Ngày 08-5-1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì này đã được triển khai chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
+ Giai đoạn 1954-1964:
▪ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã dựa vào cơ sở pháp lí của Hiệp định Giơ-ne-vơ đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ-Diệm.
▪ Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương;
▪ Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được độc lập;
▪ Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.
+ Giai đoạn 1965-1975:
▪ Hoạt động đối ngoại Việt Nam đã triển khai các nhiệm vụ: Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến; Tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tay sai của Mỹ; Tiếp tục củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương; Tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
▪ Tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập, được nhiều nước công nhận. Trong những năm 1969-1973, sự phối hợp hoạt động giữa ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã góp phần buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (ngày 27-01-1973).
▪ Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
- Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Việt Nam chủ động tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ngày 29-6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tham gia các hoạt động của SEV. Ngày 03-11-1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Liên Xô được kí kết.
+ Đối với Trung Quốc, Việt Nam chủ động tiến hành đàm phán để giải quyết những bất đồng, xung đột về biên giới trên đất liền và trên biển, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, khôi phục quan hệ hữu nghị, láng giềng giữa hai nước.
+ Quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ. Năm 1977, hai nước kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
+ Năm 1976, Việt Nam đưa ra Chính sách bốn điểm làm cơ sở thiết lập và phát triển quan hệ đối thoại với các nước Đông Nam Á. Cũng trong năm này, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ với tất cả 5 nước thành viên ASEAN.
- Giai đoạn 1975-1985: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước trong phong trào Không liên kết; phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập; tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
- Việt Nam đã tích cực mở rộng quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các tổ chức quốc tế. Những hoạt động đối ngoại tiêu biểu trong giai đoạn này là:
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ;
+ Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao với Nhật Bản, Ca-na-đa, Cộng hoà Liên bang Đức, Ô-xtrây-li-a;
+ Mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học với các nước Tây Âu và Bắc Âu;
+ Tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế. Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc.
4. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Với khu vực Đông Nam Á:
+ Việt Nam cùng các nước tích cực tham gia tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Cam-pu-chia.
+ Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng củng cố và mở rộng.
+ Việt Nam kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN và chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995.
- Với Trung Quốc:
+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ (tháng 11-1991), hai nước kí kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền (tháng 12-1991), kí Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ (tháng 12-2000).
+ Năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước đã nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.
- Với Hoa Kỳ, nỗ lực ngoại giao hoà bình của Việt Nam đã đem lại thành công:
+ Phá bỏ cấm vận (1994), thiết lập quan hệ ngoại giao (1995), kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000),…
+ Cải thiện và nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện (2023).
- Việt Nam đã tăng cường hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, đổi mới quan hệ với các nước Đông Âu và bạn bè truyền thống; cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa có nền công nghiệp phát triển.
- Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế; tham gia nhiều công ước, điều ước quốc tế; chủ động phát huy vai trò, sáng kiến đóng góp vào xây dựng, định hình các thể chế đa phương; hợp tác với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì 2014-2016 và 2023-2025.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: