Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Câu 1. Điểm tương đồng trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là
A. hướng đến một xã hội tiến bộ.
B. kiên quyết phản đối bạo lực.
C. kiên quyết phản đối cải cách.
D. lựa chọn khuynh hướng tư sản.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Điểm tương đồng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ở Việt Nam là
A. lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện kháng chiến và kiến quốc.
B. lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ mới.
C. lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.
D. lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa đấu tranh, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng (1911-1969), Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã có nhiều công lao vĩ đại đối với lịch sử Việt Nam, ngoại trừ
A. xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam.
B. lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản điển hình trên thế giới.
C. phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc Việt Nam và sức mạnh của thời đại.
D. góp phần đưa đến những bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1954 có điểm khác biệt nào so với thời kì 1930-1945?
A. Lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam.
B. Góp phần xây dựng cơ sở cho chế độ xã hội mới ở Việt Nam.
C. Kêu gọi nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược.
D. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng đầu tiên của Việt Nam.
Đáp án đúng là: C
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam?
A. Đoàn kết.
B. Dũng cảm.
C. Yêu nước.
D. Quân phiệt.
Đáp án đúng là: D
Câu 6. Nguyễn Ái Quốc lấy tên gọi Hồ Chí Minh lần đầu tiên khi
A. sang Xiêm hoạt động trong Việt kiều yêu nước (1928).
B. bị chính quyền Anh bắt giam ở Hồng Công (1931).
C. từ Liên Xô về Trung Quốc để chuẩn bị về nước (1938).
D. sang Trung Quốc để vận động ngoại giao (1942).
Đáp án đúng là: D
Câu 7. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu có điểm tương đồng về
A. hướng đi tìm đường cứu nước.
B. lựa chọn khuynh hướng cứu nước.
C. chủ trương dựa vào Nhật Bản.
D. mục đích cao nhất và cuối cùng.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Nguyên nhân quyết định thành công của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là
A. do tài năng, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.
B. sự chỉ đạo kịp thời của Quốc tế thứ hai.
C. sự giúp đỡ của Lê-nin và Quốc tế thứ ba.
D. nguyện vọng của các tổ chức cộng sản.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đảm nhận cương vị nào sau đây?
A. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Tổng Bí thư nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Tổng Bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đáp án đúng là: D
Câu 10. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm 1954-1969 có điểm khác biệt nào so với thời kì 1945-1954?
A. Lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.
B. Góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao Nhà nước của Việt Nam với thế giới.
C. Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam.
D. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Câu 11. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình
A. nhà nho yêu nước.
B. tiểu tư sản trí thức.
C. bần cố nông.
D. tư sản dân tộc.
Đáp án đúng là: A
Câu 12. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đã tham gia dạy học tại trường
A. Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba.
B. Quốc học Huế.
C. Dục Thanh.
D. Chu Văn An.
Đáp án đúng là: C
Câu 13. Trong hành trình tìm đường cứu nước, từ năm 1912 đến năm 1930, Nguyễn Tất Thành không đặt chân đến quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Nhật Bản.
D. Thái Lan.
Đáp án đúng là: C
Câu 14. Ngôi trường Nguyễn Tất Thành từng theo học trong những năm 1908-1909 là
A. Quân sự Hoàng Phố.
B. Bưởi.
C. Quốc Tử giám.
D. Quốc học Huế.
Đáp án đúng là: D
Câu 15. Thực tiễn các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam thất bại chứng tỏ
A. yêu cầu cấp thiết hàng đầu của lịch sử dân tộc chưa được giải quyết.
B. muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản.
C. con đường đấu tranh vũ trang không phù hợp với truyền thống dân tộc.
D. các trí thức phong kiến không có vai trò gì trong lịch sử dân tộc.
Đáp án đúng là: A
Câu 16. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi mới là
A. Văn Ba.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Hồ Chí Minh.
D. Lý Thụy.
Đáp án đúng là: A
Câu 17. Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong tổ chức nào sau đây ở Pháp năm 1918?
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Cộng hòa.
C. Đảng Dân chủ.
D. Đảng Cộng sản Pháp.
Đáp án đúng là: A
Câu 18. Nhân tố nào tạo ra điều kiện thuận lợi để người dân Nghệ An tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại trong những năm đầu thế kỉ XX?
A. Có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất trong cả nước.
B. Có trung tâm công nghiệp, buôn bán lớn ở miền Trung.
C. Cuộc sống của người dân khó khăn hơn các vùng khác.
D. Có truyền thống đấu tranh vũ trang bất khuất, kiên cường.
Đáp án đúng là: B
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của người dân quê hương Nghệ An?
A. Hiếu học.
B. Cần cù.
C. “Hòa thuận”.
D. Hiếu chiến.
Đáp án đúng là: D
Câu 20. Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. giành độc lập dân tộc.
B. đòi dân sinh dân chủ.
C. giành ruộng đất cho dân cày.
D. đòi quyền tự do bầu cử.
Đáp án đúng là: A
Câu 21. Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945?
A. Góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
B. Lãnh đạo chính đảng cầm quyền thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng.
C. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng.
D. Phát huy quyền dân tộc tự quyết và sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.
Đáp án đúng là: B
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
♦ Hoàn cảnh đất nước
- Việt Nam là đất nước văn hiến, có lịch sử lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống quý báu và nổi bật như yêu nước, kiên cường, đoàn kết, nhân nghĩa,...
- Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ một quốc gia độc lập, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết.
- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến và cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam rơi vào khủng hoảng, bế tắc.
♦ Hoàn cảnh quê hương
- Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống và văn hoá, hiếu học, người dân cần cù, chịu khó. Đây cũng là nơi có nhiều nhà khoa bảng, nhiều sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.
- Các nhà Nho “xứ Nghệ” đương thời đã tiếp xúc với sách báo mới, họ thường bàn luận về các phong trào yêu nước chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai.
♦ Hoàn cảnh gia đình
- Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
+ Bố là ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)-một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.
+ Mẹ là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901)-người cần mẫn, nhân hậu, đảm đang; nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.
Kết luận: Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập, được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Hồ Chí Minh có sự đồng cảm với người lao động và sớm nhận thức được trách nhiệm đối với nước nhà.
2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
- Từ năm 1890 đến năm 1911:
+ Hồ Chí Minh có tuổi thơ gắn bó với làng Sen, đến năm 1895 được cha đưa theo vào Huế, học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, sau đó là Trường Quốc học Huế.
+ Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) rồi vào Sài Gòn (1911).
+ Ngày 05-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, rời Sài Gòn sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1941
+ Từ năm 1911-1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ để tìm đường cứu nước và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. Từ cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
+ Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
+ Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Người tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc-con đường cách mạng vô sản. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
+ Từ giữa năm 1921 đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp; Người cùng một số nhà cách mạng thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921), ra báo Người cùng khổ,...
+ Từ tháng 6-1923 đến cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô.
+ Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc).
+ Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và ra báo Thanh niên.
+ Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Đức, Xiêm,...
+ Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Ngày 28-01-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1941 đến năm 1945
+ Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8, sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
+ Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc bắt liên lạc với lực lượng Đồng minh chống phát xít.
+ Tháng 9-1944, Người về nước, tiếp tục lãnh đạo cách mạng; ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (12-1944).
+ Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; được cử làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Ngày 02-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Từ năm 1945 đến năm 1969
+ Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
+ Từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02-1951).
+ Từ tháng 7-1954 đến tháng 9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Ngày 02-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: